Thứ Tư, 14 tháng 3, 2018

Quy chế giám định hàng hoá xuất nhập khẩu (Quyenlnd)

QUY CHẾ
GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1343-TM/PC ngày 07/11/1994 của Bộ Thương mại)
Quy chế này quy định đề giám định hàng hoá xuất nhập khẩu nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước và người tiêu dùng; nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu; bảo hộ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phù hợp với luật pháp Việt Nam và tập quán thương mại quốc tế.
Chương 1:
NHỮNG QUYĐỊNH CHUNG
Điều 1. Tất cả hàng hoá xuất khẩu theo danh mục I và hàng hoá nhập khẩu theo danh mục II kèm theo Quy chế này đều phải giám định. Đối với hàng hoá xuất nhập khẩu có tổn thất sẽ áp dụng Điều 14 Nghị định số 54-CP ngày 28-8-1993 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Điếu 2. Đối với các loại hàng hoá xuất khẩu hay nhập khẩu khác, nếu thấy cần thiết, bên mua và/hoặc bên bán có thể yêu cầu giám định.
Điều 3. Giám định nói trong Quy chế này được hiểu là:
3.1. Việc kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu bằng những biện pháp nghiệp vụ kỹ thuật để xác định tình trạng thực tế của hàng hoá.
3.2. Giám định hàng hoá xuất nhập khẩu bao gồm các mặt:
- Giám định phẩm chất, quy cách, số lượng, khối lượng, bao bì, đóng gói, an toàn vệ sinh, trị giá.
- Giám định trong khâu giao nhận, vận chuyển và bảo quản hàng hoá.
- Giám định quá trình sản xuất và từng khâu sản xuất hàng hoá khi có yêu cầu.
- Các loại hình giám định khác có liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu khi có yêu cầu phát sinh.
Điều 4. Đối với hàng hoá xuất nhập khẩu nêu ở Điều 1, việc Giám định bắt buộc ở các mặt: phẩm chất, quy cách, số, khối lượng. Các mặt giám định khác do các bên yêu cầu. Cơ sở để giám định Tiêu chuẩn Việt Nam thuộc diện bắt buộc phải áp dụng, các tiêu chuẩn quốc tế và các quy định mà các bên mua bán thoả thuận trong hợp đồng.
Đối với máy móc thiết bị lẻ và thiết bị toàn bộ, phụ tùng nhập khẩu(trừ trường hợp nhập khẩu sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước thực hiện theo Quyết đinh 91-TTG ngày 13-11-1992 của Thủ tướng Chính phủ), kể cả mới và đã qua sử dụng còn phải chịu sự thẩm định bắt buộc về trị giá. Việc thẩm định này căn cứ trên cơ sở giá trung bình của hàng hoá tại thị trường xuất khẩu ở thời điểm thẩm định.
Điều 5. Việc giám định hàng hoá xuất nhập khẩu theo Quy chế này do các tổ chức giám định độc lập và trung lập của Việt Nam được Bộ Thương mại cho phép hoạt động trong lĩnh vực này và các tổ chức giám định nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam theo nguyên tắc nói tại Điều 10 của Quy chế này thực hiện.
Điều 6.
6.1. Việc Giám định được thực hiện tại bến đi đối với hàng xuất khẩu từ Việt Nam và tại bến đến đối hàng nhập khâu vào Việt Nam
6.2. Tuỳ theo tính chất của hàng hoá và mức độ phức tạp của việc kiểm tra, các doanh nghiệp nhập khẩu có thể thoả thuận thực hiện giám định tại nước xuất khẩu trước khi giao hàng đối với từng lô hàng cụ thể để bảo vệ quyền lợi của mình.
Trong trường hợp này nếu hàng hoá thuộc danh mục II thì việc giám định phải do tổ chức giám định của Việt Nam hoặc độc lập hoặc phối hợp với đồng nghiệp nước ngoài thực hiện. Trường hợp hàng hoá không thuộc danh mục II thì các bên mua bán tự thoả thuận lựa chọn tổ chức giám định phù hợp cho mình.
6.3. Việc thẩm định trị giá đối với máy móc, thiết bị và phụ tùng thực hiện ngay sau khi doanh nghiệp nhập khẩu ký hợp đồng với nước ngoài và là một trong các điều kiện để cấp giấy phép nhập khẩu cho lô hàng.
Chương 2:
TRÁCH NHIỆM CỦATỔ CHỨC YÊU CẦU GIÁM ĐỊNH HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU
Điều 7. Bên mua và/hoặc bên bán hàng hóa xuất nhập khẩu dưới đây gọi tắt là tổ chức yêu cầu giám định có trách nhiệm sau:
7.1. Đối với hàng hoá nêu trong danh mục I và II và hàng hoá các bên yêu cầu giám định, các bên phải quy định điều khoản giám định trong hợp đồng ngoại thương.
7.2. Yêu cầu tổ chức giám định tiến hành giám định kịp thời theo quy định của hợp đồng ngoại thương.
7.3. Xuất trình giấy chứng nhận giám định lô hàng đối với hàng xuất khẩu và giấy chứng nhận hoặc giấy đăng ký xin giám định đối với hàng nhập khẩu cho cơ quan hải quan tại cửa khấu để làm thủ tục thông quan. Xuất trình giấy chứng nhận thẩm định trị giá cho các Phòng Giấy phép để xin giấy phép nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng.
7.4. Các bên mua bán hàng hoá xuất nhập khẩu được quyền lựa chọn một trong số các tổ chức giám định đã được Bộ Thương mại cho phép hoạt động để tiến hành giám định hàng hoá xuất nhập khẩu cho mình.
7.5. Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các tài liệu cần thiết cho tổ chức giám định khi tổ chức này yêu cầu.
7.6. Trả phí giám định.
7.7. Thực hiện quyền yêu cầu giám định lại nếu nghi nghờ về kết quả giám định và trả thêm phí giám định trong trường hợp kết quả giám định lại vẫn phù hợp với kết quả Giám định trước.
7.8. Trường hợp giám định hàng hoá xuất nhập khẩu mà kết quả không đúng với quy định trong hợp đồng ngoại thương, bên thiệt hại là phía Việt Nam cần khiếu nại kịp thời để bảo vệ quyền lợi của mình.
Điều 8. Trường hợp tổ chức yêu cầu Giám định là cơ quan xét xử, hoặc Công ty bảo hiểm thì việc Giám định sẽ theo quy định riêng.
Chương 3:
TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU
Điều 9. Đối với tổ chức giám định của Việt Nam:
9.1. Hoạt động giám định phải tuân thủ nguyên tắc độc lập, trung lập, kịp thời và chính xác trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiệp vụ và kỹ thuật để giám định và phải phản ánh trung thực kết quả giám định.
9.2. Cung cấp chứng thư giám định, thẩm định trị giá cho tổ chức yêu cầu giám định, thẩm định.
Chứng thư giám định, thẩm định được lập bằng tiếng Việt Nam hoặc bằng tiếng nước ngoài thường dùng theo yêu cầu của tổ chức yêu cầu giám định.
9.3. Báo cáo định kỳ về tình hình chất lượng, quy cách, khối lượng, tổn thất và trị giá của hàng hoá qua giám định về Bộ Thương mại.
9.4. Thu phí giám định.
Điều 10. Đối với tổ chức giám định nước ngoài:
10.1. Trường hợp trong hợp đồng quy định hoặc bên mua, bên bán chỉ định tổ chức giám định nước ngoài giám định hàng hoá xuất nhập khẩu trên lãnh thổ Việt Nam thì tổ chức giám định nước ngoài phải ủy thác cho một tổ chức giám định của Việt Nam thực hiện.
10.2. Khi chuyên gia giám định nước ngoài và phương tiện giám định nước ngoài vào Việt Nam thì việc xuất nhập cảnh và xuất nhập khẩu sẽ do tổ chức giám định của Việt Nam được ủy thác đứng ra làm thủ tục.
10.3. Việc cử chuyên gia giám định và đưa phương tiện giám định nước ngoài vào Việt Nam trên cơ sở hợp tác kinh doanh hoặc xí nghiệp liên doanh sẽ theo các quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Giám định máy móc cũ theo Thông tư 23/BKHCN, giám định thương mại, giám định đồng bộ, ....
Liên hệ Ms Quyên 0903 587 699

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét