Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2018

CHỨNG NHẬN HỢP QUY GẠCH ỐP LÁT (Vanntt)


1. Chứng nhận hợp quy gạch, đá ốp lát là việc đánh giá sản phẩm gạch, đá ốp lát nhập khẩu hay sản xuất phù hợp các chỉ tiêu theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2017/BXD, việc chứng nhận hợp quy (kiểm tra chất lượng) sẽ được thực hiện bởi đơn vị được chỉ định của Bộ Xây Dựng.
Trong quy chuẩn có nêu rõ Chứng nhận hợp quy gạch, đá ốp lát là bắt buộc đối với:
– Các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm, hàng hóa nhóm gạch, đá ốp lát (gạch gốm ốp lát ép bán khô, gạch gốm ốp lát đùn dẻo, đá ốp lát tự nhiên)
– Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa nhóm gạch, đá ốp lát
2. Phương thức chứng nhận?
– Phương thức 5: Được áp dụng cho sản phẩm của nhà sản xuất có xây dựng và duy trì ổn định Hệ thống quản lý chất lượng, điều kiện đảm bảo quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.
– Phương thức 7: Được áp dụng cho từng lô sản phẩm sản xuất, nhập khẩu trên cơ sở thử nghiệm mẫu đại diện của lô sản phẩm.
- Phương thức 1: Được áp dụng cho sản phẩm nhập khẩu trên cơ sở thử nghiệm chất lượng mẫu đại diện của lô sản phẩm. Giấy chứng nhận có giá trị 1 năm và giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu đại diện của các lô sau.

3. Quy trình chứng nhận hợp quy gạch, đá ốp lát?
– Đơn vị liên hệ trực tiếp để được hướng dẫn đăng ký
– Sau khi đăng ký Deming hướng dẫn thực hiện chi tiết:
+ Đối với đơn vị sản xuất trong nước: Deming báo phí và hướng dẫn các bước thực hiện
+ Đối với đơn vị nhập khẩu: Deming báo phí và hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ đăng ký chứng nhận cho lô đơn vị nhập khẩu, sau khi đăng ký → lấy mẫu thử nghiệm → Có kết quả thử nghiệm → Deming tiến hành đánh giá ra kết quả kiểm tra.
– Công bố hợp quy: Deming hướng dẫn đơn vị làm hồ sơ Công bố hợp quy lên Sở Xây Dựng.
Công bố hợp quy là việc tổ chức cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn (Điều 2 khoảng 3 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN).
4. Tại sao nên được chứng nhận bởi Deming
–  Là trong ít đơn vị được Bộ xây dựng chỉ định chứng nhận cho 6 nhóm sản phẩm trong quy chuẩn QCVN 16:2017/BXD.
– Là tổ chức có văn phòng chi nhánh và đại diện khắp trên Việt Nam, giúp doanh nghiệp thực hiện nhanh chóng thủ tục, tiết kiệm chi phí và thời gian
– Kết quả mang tính khách quan – chính xác
– Là đơn vị đa ngành với nhiều năm kinh nghiệm.
Để được tư vấn, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục liên quan tới: Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng; Chứng nhận hợp quy gạch ốp lát, đá ốp lát; chứng nhận ISO 9001 trong lĩnh vực sản xuất gạch ốp lát, đá ốp lát và các vấn đề về pháp lý liên quan.
Hãy liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và hướng dẫn các dịch vụ tốt nhất.
Hotline: 0903 577 089 - Ms Thiều Vân

MÁY MÓC NHẬP KHẨU ĐÃ QUA SỬ DỤNG

 

Hồ sơ thủ tuc cần thiết để nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng:

- Điều kiện nhập khẩu:
Theo Điều 6, Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN quy định về việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng có quy định: 
"1. Thiết bị đã qua sử dụng được nhập khẩu khi đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Tuổi thiết bị không vượt quá 10 năm;
b) Được sản xuất theo tiêu chuẩn phù hợp với quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN) hoặc Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) của Việt Nam hoặc phù hợp với Tiêu chuẩn của các nước G7 về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
2. Đối với thiết bị đã qua sử dụng thuộc các dự án đầu tư, bao gồm dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng, thuộc các trường hợp sau:
a) Dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư;
b) Dự án thuộc diện phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư.
Nếu trong hồ sơ dự án đầu tư có danh mục thiết bị đã qua sử dụng và được cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư thì không phải áp dụng quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư có thể lấy ý kiến thẩm định công nghệ của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ đối với thiết bị đã qua sử dụng trong hồ sơ dự án trước khi quyết định chủ trương đầu tư hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư".
-Về hồ sơ hải quan:
Hồ sơ hải quan quy định tại Điều 7, Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN quy định về việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, cụ thể như sau:
"Hồ sơ nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng: ngoài hồ sơ nhập khẩu theo quy định của Luật Hải quan, doanh nghiệp phải bổ sung 01 bộ tài liệu bao gồm:
1. Đối với thiết bị đã qua sử dụng thuộc các dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này:
- 01 bản sao chứng thực Quyết định chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư kèm theo 01 bản chính Danh mục thiết bị đã qua sử dụng dự kiến nhập khẩu trong hồ sơ dự án.
2. Đối với các trường hợp khác nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng (kể cả trường hợp dự án đầu tư được chấp thuận theo Quyết định chủ trương đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư mà không có Danh mục thiết bị đã qua sử dụng dự kiến nhập khẩu): Tài liệu kỹ thuật thể hiện năm sản xuất và tiêu chuẩn sản xuất của thiết bị đã qua sử dụng nhập khẩu, gồm một trong các tài liệu sau:
a) 01 bản chính Giấy xác nhận của nhà sản xuất về năm sản xuất và tiêu chuẩn sản xuất của thiết bị đã qua sử dụng phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này;
b) 01 bản chính Chứng thư giám định của một tổ chức giám định quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này về năm sản xuất và tiêu chuẩn sản xuất của thiết bị đã qua sử dụng phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này."
- Về thủ tục nhập khẩu:
Thủ tục nhập khẩu quy định tại Điều 8, Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN, thủ tục nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng, cụ thể:
"1. Cơ quan hải quan căn cứ tài liệu doanh nghiệp nộp, xác định thiết bị đã qua sử dụng đáp ứng điều kiện nhập khẩu theo quy định tại Điều 6 Thông tư này, thực hiện thủ tục thông quan theo quy định.
2. Đưa hàng về bảo quản:
a) Trường hợp nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng mà tại thời điểm nhập khẩu chưa có đủ hồ sơ quy định tại Điều 7 Thông tư này, doanh nghiệp được đưa hàng hóa về bảo quản sau khi nộp Cơ quan hải quan các tài liệu sau:
- 01 bản chính Giấy đăng ký giám định có xác nhận đã đăng ký của tổ chức giám định theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này;
- 01 bản chính Văn bản đề nghị đưa hàng hóa về bảo quản theo mẫu số 09/BQHH/GSQL Phụ lục V, Thông tư số 38/2015/TT-BTC  ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
b) Trong thời gian không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày đưa hàng hóa về bảo quản, doanh nghiệp phải nộp Cơ quan hải quan chứng thư giám định và các tài liệu đã cam kết. Cơ quan Hải quan chỉ làm thủ tục thông quan khi thiết bị đã qua sử dụng đáp ứng yêu cầu tại Điều 6, Điều 7 Thông tư này.
Trường hợp sau khi giám định có kết quả không đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 6 Thông tư này, Cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý theo các hình thức quy định tại Điều 14 Thông tư này.
Thiết bị đã qua sử dụng đưa về bảo quản chỉ được đưa ra sử dụng, lắp đặt sau khi hoàn tất thủ tục thông quan.
c) Các thiết bị đã qua sử dụng thuộc dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này chỉ được sử dụng cho chính dự án đã được phê duyệt hoặc đã được đăng ký, không được chuyển nhượng cho dự án khác hoặc doanh nghiệp khác, trừ trường hợp doanh nghiệp phá sản, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động".
------------------------------------
Mọi thắc mắc về hồ sơ thủ tục cũng như giám định cho máy móc nhập khẩu. Xin vui lòng liên hệ hotline 090 595 2099 – Mr.Ấn (Mr.Bob) để được hướng dẫn giải đáp tận tình

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2018

NHẬP KHẨU THUỐC BVTV NGUYÊN LIỆU CHỦ YẾU TỪ TRUNG QUỐC


Nguồn nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu chủ yếu là từ Trung Quốc, chiếm tới 54,2% tổng giá trị của mặt hàng này...
Theo Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch tháng 3/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông, kim ngạch nhập khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 3/2018 ước đạt 2,43 tỷ USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu 3 tháng đầu năm đạt 6,89 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2017.
Trong đó, ước tính nhập khẩu các mặt hàng nông sản chính đạt 5,42 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2017. Một số mặt hàng nhập khẩu chính trong 3 tháng đầu năm 2018 là phân bón, thuốc trừ sâu và nguyên liệu, rau quả, thủy sản, gỗ...
Đáng chú ý, với lĩnh vực thuốc trừ sâu và nguyên liệu, ước giá trị nhập khẩu trong tháng 3/2018 đạt 58 triệu USD.
Tính chung trong 3 tháng đầu năm 2018, tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt 194 triệu USD, giảm 11,9% so với cùng kỳ năm 2017.
Như vậy, bình quân mỗi ngày Việt Nam chi đến 2,15 triệu USD để nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu. Trong đó, nguồn nhập khẩu chủ yếu là từ Trung Quốc, chiếm tới 54,2% tổng giá trị của mặt hàng này.
Nhập khẩu thuốc trừ sâu tại thị trường Anh, Malaysia và Ấn Độ cũng tăng mạnh trong những tháng đầu năm, mức tăng lần lượt là 80%, 51,5% và 26,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Được biết, trung bình khoảng 5 năm trở lại đây, mỗi năm Việt Nam chi khoảng 500 triệu USD để nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu từ Trung Quốc. Trong số này, chiếm 48% là thuốc trừ cỏ (19.000 tấn), còn thuốc trừ sâu và trừ bệnh chiếm khoảng 32% (16.400 tấn), ngoài ra còn một lượng thuốc điều hòa sinh trưởng, khoảng 900 tấn.
Mặt khác, Trung Quốc là công xưởng sản xuất thuốc bảo vệ thực vật của thế giới, chiếm 40% lượng thuốc xuất khẩu đi các nước. Các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật về nội địa không chỉ để bán sử dụng ở Việt Nam, mà còn phối trộn, sang chai đóng gói và xuất đi các nước khác.
Vì thủ tục nhanh gọn, thuận tiện trong vận chuyển, giá cả cạnh tranh, và đặc biệt, các nhà nhập khẩu của Việt Nam có thể đặt hàng trực tiếp các nhà sản xuất Trung Quốc theo nhu cầu của thị trường Việt Nam, nên việc nhập khẩu thuốc trừ sâu từ Trung Quốc ngày một gia tăng.
Bên cạnh đó, dù là nước nông nghiệp, lượng thuốc trừ sâu sử dụng nhiều nhưng Việt Nam phải nhập khẩu gần như 100% thuốc trừ sâu, do không đủ năng lực, trình độ để sản xuất.
Mặt khác, theo thống kê từ Cục Bảo vệ thực vậy, Việt Nam hiện có khoảng 1.700 hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật với 4.080 thương phẩm. Tuy nhiên trên thị trường chỉ còn khoảng 2.000 thương phẩm (trong đó khoảng 20% là thuốc sinh học, thảo mộc), các loại sản phẩm thuốc còn lại vẫn có trong danh mục nhưng gần như không có hoặc rất ít trên thị trường.
Ngoài thuốc trừ sâu, Việt Nam cũng nhập khẩu rất nhiều phân bón. Ước tính khối lượng nhập khẩu phân bón các loại trong tháng 3/2018 đạt 350 nghìn tấn với giá trị 100 triệu USD.
Tính chung trong 3 tháng đầu năm 2018, khối lượng và giá trị phân bón nhập khẩu đạt 879 nghìn tấn và 245 triệu USD, giảm 28,6% về khối lượng và giảm 25,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.
   *THỦ TỤC NHẬP KHẨU THUỐC BVTV
-       Đăng ký kiểm tra nhà nước
. Trung tâm kiểm định và khảo nghiệm TBVTV phía nam
. Trung tâm kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng 3
-       Chứng nhận hợp quy
Tại đơn vị được chỉ định như VIETCERT

Cung cấp cho VIETCERT bộ hồ sơ nhập khẩu --> đăng ký hợp quy --> lấy mẫu thử nghiệm --> mẫu đạt cấp chứng nhận hợp quy
* QUYỀN LỢI KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ CỦA VIETCERT
- Chi phí thấp, nhanh, đơn giản;
- Được hỗ trợ và giải đáp tận tình mọi thắc mắc khi cần;
- Được cung cấp miễn phí các văn bản pháp lý, tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn hàng năm;
- Được quảng bá thông tin doanh nghiệp trên website: vietcert.org
- Hỗ trợ  mọi nơi bạn cần
Liên hệ :
Mobile: 090 595 2099 – Mr.Ấn
Mail : Logistics@vietcert.org



CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐỒ CHƠI TRẺ EM (ngocln)

CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐỒ CHƠI TRẺ EM

Đồ chơi trẻ em được sản xuất trong nước hay nhập khẩu chỉ được lưu thông trên thị trường sau khi đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em QCVN 3:2009/BKHCN

CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐỒ CHƠI TRẺ EM THEO CÁC PHƯƠNG THỨC
- Phương thức 1: thử nghiệm mẫu điển hình
- Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất
- Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa



QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐỒ CHƠI TRẺ EM
Phương thức 5:
- Doanh nghiệp đăng ký chứng nhận hợp quy với Vietcert
- Vietcert tiến hành đánh giá quá trình sản xuất và lấy mẫu
Thử nghiệm mẫu, nếu đạt cấp chứng chỉ. Chứng chỉ có giá trị 3 năm.
- Sau đó giám sát định kỳ 9 tháng/lần.
Phương thức 7:
- Doanh nghiệp đăng ký chứng nhận hợp quy với Vietcert
- Vietcert tiến hành lấy mẫu, thử nghiệm
- Mẫu đạt cấp chứng chỉ. Chứng chỉ có giá trị cho lô hàng.
- Doanh nghiệp dùng chứng chỉ bên Vietcert để bổ sung hồ sơ kiểm tra nhà nước.

QUYỀN LỢI KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ CỦA VIETCERT
- Chi phí thấp, nhanh, đơn giản;
- Được hỗ trợ và giải đáp tận tình mọi thắc mắc khi cần;
- Được cung cấp miễn phí các văn bản pháp lý, tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn hàng năm;
- Được quảng bá thông tin doanh nghiệp trên website: vietcert.org
- Hỗ trợ  mọi nơi bạn cần

Liên hệ :
Mobile: 090 595 2099 – Mr.Ấn
Mail : Logistics@vietcert.org

Thẩm quyền xử phạt của Hải quan trong lĩnh vực phân bón (Quyenlnd)

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 55/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 quy định về xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực phân bón. Trong đó có quy định thẩm quyền xử phạt của Hải quan đối với các hành vi VPHC về nhập khẩu phân bón.

Theo đó, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan (TCHQ) có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 100 triệu đồng; tịch thu tang vật, phương tiện VPHC; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, e, i khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc TCHQ, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:
- Phạt cảnh cáo.
- Phạt tiền đến 50 triệu đồng.
- Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
- Tịch thu tang vật, phương tiện VPHC có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 50 triệu đồng.
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các các điểm đ, e, i khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
Các hành vi VPHC về nhập khẩu phân bón, bao gồm:
- Tự ý viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa, làm thay đổi nội dung trong Giấy phép nhập khẩu phân bón.
- Đưa vào sản xuất, lưu thông hoặc không bảo quản nguyên trạng phân bón khi chưa có thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu.
- Nhập khẩu phân bón không bảo đảm chất lượng, nhập khẩu phân bón hết hạn sử dụng, không có Giấy phép nhập khẩu đối với trường hợp phân bón nhập khẩu phải có giấy phép.
 
Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Đội trưởng Đội thủ tục Hải quan, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu - TCHQ có quyền:

- Phạt cảnh cáo.
- Phạt tiền đến 25 triệu đồng.
- Tịch thu tang vật, phương tiện VPHC có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 25 triệu đồng.
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các các điểm đ, e, i khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 5 triệu đồng.
 
Cơ quan Hải quan có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi VPHC về nhập khẩu phân bón gồm:
- Tịch thu Giấy phép nhập khẩu phân bón.
- Buộc tiêu hủy phân bón.
- Buộc tái xuất phân bón.
-Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm đã tiêu thụ hoặc tẩu tán.

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2018

CHỨNG NHẬN HỢP QUY SƠN TƯỜNG DẠNG NHŨ TƯƠNG (Vanntt)

THỦ TỤC CHỨNG NHẬN HỢP QUY SƠN TƯỜNG DẠNG NHŨ TƯƠNG

      1. Thủ tục chứng nhận hợp quy sơn theo Quy chuẩn QCVN 16:2017/BXD cho các đơn vị sản xuất trong nước: Các đơn vị sản xuất sơn trong nước được chứng nhận theo phương thức 5 (theo thông tư 28/2012 của Bộ KHCN), quy trình chứng nhận như sau:
      - Cung cấp thông tin sản phẩm và thông tin công ty cho VIETCERT qua bản đăng ký chứng nhận
      - Tiến hành soạn thảo hợp đồng
      - Tiến hành đánh giá tại nhà máy và thực hiện lấy mẫu thử nghiệm
      - Cấp chứng chỉ hợp quy
Chú ý: Với các đơn vị sản xuất trong nước thì yêu cầu cần có Hệ thống quản lý ISO 9001 hoặc bộ hệ thống tài liệu tương đương.

    2. Thủ tục chứng nhận hợp quy sơn cho các đơn vị nhập khẩu: Với các đơn vị nhập khẩu sơn thì được chứng nhận theo phương thức 7 (theo thông tư 28/2012 của Bộ KHCN), quy trình chứng nhận như sau:
     - Đơn vị nhập khẩu tiến hành đăng ký chứng nhận sản phẩm qua bản đăng ký chứng nhận
    - Cung cấp cho VIETCERT các hồ sơ nhập khẩu cần thiết (Hợp đồng, hóa đơn, bill, packing list, CO, CQ, ISO 9001 (nếu có), tờ khai hải quan (có thể bổ sung sau)
   - Nộp cho Hải quan bản đăng ký chứng nhận để tiến hành lấy hàng về kho bảo quản (nếu được phép)VIETCERT sẽ cử người lấy mẫu tại kho hoặc tại cảng để đem về thử nghiệm
    - Cấp chứng chỉ hợp quy khi có kết quả
Chú ý: Với các đơn vị đăng ký chứng nhận nhiều thì VIETCERT sẽ cấp quyền truy cập phần mềm nhập khẩu của VIETCERT để tiến hành đăng ký qua mạng nhằm tạo thuận lợi và tiết kiệm thời gian
      * Ưu điểm của VIETCERT
      - Thời gian cấp chứng nhận nhanh chóng
      - Giá thành hợp lý
      - Hỗ trợ việc công bố tại Sở Xây dựng
    P/s: Với các đơn vị sản xuất trong nước, VIETCERT có chức năng đánh giá cấp chứng nhận ISO 9001 nên sẽ cực kỳ thuận lợi cho khách hàng về thời gian và chi phí.
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
--------------------------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0903 577 089 - Ms Thiều Vân
Email: vietcert.kinhdoanh13@gmail.com

NĐ 108/2017NĐ-CP và Quy Trình nhập khẩu Phân bón-Tô Thắng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20/9/2017 về quản lý phân bón, trong đó có quy định mới việc về xuất khẩu và nhập khẩu phân bón.
Theo đó, phân bón xuất khẩu (XK) phải bảo đảm phù hợp với quy định của nước nhập khẩu, hợp đồng, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với nước, vùng lãnh thổ liên quan.
Đối với nhập khẩu (NK)phân bón, Nghị định quy định, tổ chức, cá nhân có phân bón đã được công nhận lưu hành tại Việt Nam được NK hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác NK thì không cần giấy phép NK.
Tổ chức, cá nhân NK phân bón chưa được công nhận lưu hành thì phải có Giấy phép NK thuộc một trong các trường hợp sau (Khoản 2 điều 27 Nghị định số 108/2017/NĐ-CP)
a) Phân bón để khảo nghiệm
b) Phân bón chuyên dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;
c) Phân bón chuyên dùng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của doanh nghiệp; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam;
d) Phân bón làm quà tặng; làm hàng mẫu;
đ) Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;
e) Phân bón nhập khẩu để sản xuất phân bón xuất khẩu;
g) Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học;
h) Phân bón làm nguyên liệu để sản xuất phân bón( Riêng loại này khi nhập cần Giấy phép nhập khẩu và kiểm tra nhà nước)
Khi NK phân bón, tổ chức và cá nhân ngoài các giấy tờ, tài liệu theo quy định về NK hàng hóa thì phải nộp cho cơ quan Hải quan Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón NK hoặc Giấy phép NK phân bón.
Trường hợp ủy quyền NK thì tổ chức, cá nhân nhận ủy quyền phải xuất trình giấy ủy quyền của tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cho tổ chức, cá nhân NK tại cơ quan Hải quan.
Để được cấp Giấy phép NK phân bón, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón được quy định tại điều 28 của Nghị định 108/2017/NĐ-CP
1. Phân bón nhập khẩu phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng trừ trường hợp phân bón nhập khẩu quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản 2 Điều 27 Nghị định này; phân bón tạm nhập tái xuất, phân bón quá cảnh, chuyển khẩu; phân bón gửi kho ngoại quan; doanh nghiệp chế xuất nhập khẩu phân bón nội địa vào khu chế xuất.
2. Cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu là Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Lô phân bón nhập khẩu chỉ được hoàn thành thủ tục hải quan khi có thông báo kết quả kiểm tra nhà nước của cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Phân bón được phép đưa về kho bảo quản trước khi có kết quả kiểm tra và thực hiện theo quy định về thủ tục kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
5. Hồ sơ kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu phải được lưu trong thời hạn 05 năm kể từ ngày ban hành thông báo kết quả kiểm tra nhà nước.

Các bước để tiến hành nhập khẩu một lô  Phân bón
Yêu cầu: -Phân phải có công nhận lưu hành
                -Phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành từ ngày 09 tháng 8 năm 2008 đến ngày 27 tháng 11 năm 2013 ( có hiệu lực hết ngày 20/9/2018)
                -Phân bón có hồ sơ khảo nghiệm trước ngày 20/9/2017( có hiệu lực hết ngày 20/0/2018)
Bước 1: Làm giấy Đăng ký kiểm tra nhà nước nộp cho hải quan để tạm mang hàng về kho
Bước 2: Trung tâm VietCert sẽ cử chuyên gia xuống lấy mẫu, thử nghiệm, nếu kết quả đạt, Trung tâm chứng nhận CietCert sẽ ra Giấy thông báo kết quả KTNN, Doanh nghiệp sẽ mang ra nộp hải quan để được thông quan.
Nếu muốn phân bón được lưu thông trên thị trường, ta phải chứng nhận hợp quy cho lô phân bón đó, Ta sẽ đến bước 3
Bước 3: VietCert sẽ dựa vào kết quả để cấp giấy chứng nhận Hợp quy cho Doanh nghiệp, Doanh nghiệp mang giấy chứng nhận Hợp Quy lên sở Nông nghiêp và phát triển nông thôn để công bố hợp quy, Sau khi công bố hợp quy, Doanh nghiệp đã có thể đưa lô phân bón đó ra thị trường để buôn bán.

GIÁM ĐỊNH MÁY MÓC - THIẾT BỊ - HÀNG HÓA NHẬP KHẨU (Thaottt)

Để kiểm soát chặt chẽ chất lượng một lô hàng máy móc, thiết bị nhập khẩu, phát hiện kịp thời sự thiếu hụt, hư hỏng, sai lệch hoặc tổn thất của hàng hóa,…thì việc sử dụng dịch vụ giám định của Vietcert là yêu cầu cần thiết.
Ø các nhà nhập khẩu, các nhà đầu tư và người sử dụng luôn luôn mong muốn biết được máy móc, thiết bị nhập về phải phù hợp với Hợp đồng thương mại về số lượng, chất lượng, chủng loại, quy cách, xuất xứ, tính đồng bộ…
Ø Chính vì mong muốn này, việc kiểm tra/ giám định thực trạng hàng hóa máy móc thiết bị nhập khẩu có một ý nghĩa rất quan trọng, mang lại lợi ích thiết thực cho người mua, người bán, người sử dụng cũng như các bên liên quan ( ví dụ như Nhà thầu, người vận tải, Công ty bảo hiểm) khi giải quyết các tranh chấp thương mại xảy ra.

Nhằm giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí, nhân lực… trong việc thực hiện một hợp đồng mua bán. Với những đội ngũ cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm kiểm tra hàng hoá, vật tư, máy móc thiết bị, phương tiện…Vietcert sẽ chứng minh cho lô hàng của quý khách hàng có đáp ứng yêu cầu với hợp đồng mua bán, yêu cầu của dự án, công trình và các quy định quản lý của nhà nước hay không.

CÁC DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH CỦA VIETCERT
o   Giám định chất lượng còn lại của máy móc thiết bị/ dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng theo thông tư 23/BKHCN
o   Giám định số lượng, chất lượng và tình trạng máy móc thiết bi
o   Giám định chủng loại, qui cách và đặc tính kỹ thuật máy móc thiết bị
o   Giám định phạm vi sử dụng và tính chuyên dùng máy móc thiết bị
o   Giám định tính đồng bộ và xuất xứ máy móc thiết bị
o   Giám định chất lượng máy móc thiết bị/ dây chuyền công nghệ
o   Giám định tổn thất máy móc thiết bị (nếu có)
  
ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH: 
     Vật tư, máy móc thiết bị, hàng hóa nhập khẩu. 
    Máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, bao gồm cả linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế đã qua sử dụng có mã số HS thuộc Chương 84 và Chương 85 quy định tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

CƠ SỞ PHÁP LÝ:  
  -Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN ngày 13/11/2015 về việc quy định  nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.
     -Công văn số 239/BKHCN-ĐTG ngày 25/1/2017 thông báo danh sách tổ chức giám định theo quy định Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN.

HƯỚNG DẪN YÊU CẦU GIÁM ĐỊNH:
      Khách hàng chỉ cần cung cấp thông tin về lô hàng (Contract, Invoice, Bill of Lading, Packing List, Tờ Khai Hải Quan, Giấy chứng nhận của nhà sản xuất, Catalouge của hình ảnh…)
      Vietcert chúng tôi cam kết sẽ hỗ trợ tối đa 100% cho quý khách hàng về việc xử lý hồ sơ chứng từ và các tình huống phát sinh
------------------------------------------------------------
Cần tư vấn hỗ trợ xin vui lòng liên hệ: Mr.Ấn (Bob) - 0905 952 099

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2018

THÔNG BÁO THAY ĐỔI ĐỊA ĐIỂM VP GIAO DỊCH TẠI HỒ CHÍ MINH


THÔNG BÁO
V/v thay đổi địa điểm Văn phòng làm việc tại HCM

Kính gửi: Quý khách hàng
Công ty CP Chứng nhận Vietcert xin  gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý khách hàng đã luôn tin tưởng và ủng hộ chúng tôi trong thời gian qua. Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty và tạo điều kiện thuận lợi trong liên hệ công tác với Quý khách hang, chúng tôi trân trọng thông báo về việc thay đổi địa chỉ văn phòng giao dịch cụ thể như sau:
-                Địa chỉ giao dịch mới:
Tầng 3, phòng 305, Toà nhà Thuỷ Lợi 4, 102 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, Tp. HCM
Điện thoại: 0286 68 98 111
-                Địa chỉ giao dịch cũ:
Tầng 10, phòng 7, Toà nhà Thuỷ Lợi 4, 205 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, Tp. HCM
Kể từ ngày 20/4/2018 các giao dịch kinh doanh, thư tín,… Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ giao dịch mới như trên.
Chúng tôi xin thông báo đến Quý khách hàng được biết để thuận tiện trong việc liên hệ công tác.

Xin chân thành cảm ơn./.