Thứ Tư, 13 tháng 6, 2018

Giải đáp trực tuyến về Nghị định 59 và Thông tư 39 trên Báo Hải quan điện tử (ngoclnt)


Giải đáp trực tuyến về Nghị định 59 và Thông tư 39 trên Báo Hải quan điện tử



Hà Tuấn Anh (Hà Nội):
Theo tôi biết, Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC mất khá nhiều thời gian để ban soạn thảo xây dựng, đề nghị ban soạn thảo cho biết, tại sao quá trình xây dựng văn bản này mất nhiều thời gian đến vậy?
Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn:
Description: http://www.baohaiquan.vn/ImagesPhanHoi/IMG_0412.jpg
Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn
đang trả lời bạn đọc

Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC có phạm vi rộng, là nền tảng cho toàn bộ thủ tục hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa XNK. Chính vì vậy, để xây dựng và hoàn thiện Thông tư này, ban soạn thảo phải cân nhắc trên nhiều yếu tố, vừa đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, vừa phù hợp với các nội dung quy định tại các văn bản có liên quan về lĩnh vực hải quan,đồng thời phải sửa đổi, bổ sung các nội dung còn bất cập; loại bỏ một số nội dung không đạt hiệu quả trong quá trình thực hiện Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Đồng thời, các quy định mới về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại Thông tư 39/2018/TT-BTC phải đảm bảo tinh thần vừa tạo thuận lợi cho DN, vừa đảm bảo công tác quản lý của cơ quan quản lý nhà nước.
Trong quá trình soạn thảo xác định tầm quan trọng và những nội dung của Thông tư có liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị và đặc biệt là cộng động DN, Tổng cục Hải quan đã nghiêm túc thực hiện các hoạt động cần thiết cho công tác soạn thảo dự thảo Thông tư theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; đồng thời, tổ chức một số hội thảo khoa học có sự tham gia của lãnh đạo, cán bộ các cục Hải quan địa phương, các DN; các nhà khoa học; cán bộ làm công tác thực tiễn tại các cơ quan, tổ chức có liên quan để trao đổi về các định hướng, nội dung cơ bản của Thông tư… Đồng thời, tuyên truyền phổ biến, lấy ý kiến của cộng đồng DN để hoàn thiện thông tư.
Ngoài ra, Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC được ban hành dựa trên căn cứ pháp lý là Nghị định 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng Thông tư 39/2018/TT-BTC, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) được Chính phủ giao xây dựng Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP (nay là Nghị định 59/2018/NĐ-CP) do đó, để đảm bảo căn cứ pháp lý ban hành cũng như hướng dẫn đầy đủ các nội dung mới do Nghị định 59/2018/NĐ-Cp giao hướng dẫn, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã nghiên cứu xây dựng và ban hành Thông tư 39/2018/TT-BTC có hiệu lực cùng thời điểm Nghị định ban hành và có hiệu lực (ngày 5/6/2018)

Hải Lương (Hải Dương):
Hiện Thông tư 39/2018/TT-BTC đã được ban hành, vậy đề nghị cho biết những điểm mới về thủ tục hải quan trong dự thảo này?
Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn:
Thông tư số 39/2018/NĐ-CP gồm 5 Điều và 5 Phụ lục có nhiều nội dung mới được xây dựng dựa trên việc nghiên cứu áp dụng các biện pháp tạo thuận lợi thương mại, cũng như để phù hợp với sự thay đổi của tập quán thương mại quốc tế, đồng thời đáp ứng các yêu cầu quản lý hải quan cũng như xử lý các vướng mắc, bất cập khi thực hiện Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Trong đó, những nội dung chính liên quan đến thủ tục hải quan được sửa đổi gồm: Hồ sơ hải quan; khai hải quan; khai bổ sung, hủy tờ khai hải quan, khai thay đổi mục đích sử dụng; đăng ký, phân luồng tờ khai và xử lý tờ khai hải quan; quản lý, giám sát hàng hóa XK, NK; quản lý hàng hóa gia công, sản xuất XK, DN chế xuất…


Duy Tân (Hà Nội):
Trích dẫn Thông tư 39/2018 Điều 20. Khai bổ sung hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: Khai bổ sung hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là việc khai sửa đổi bổ sung thông tin tờ khai hải quan và nộp các chứng từ liên quan đến khai sửa đổi thông tin tờ khai hải quan. 1. Các trường hợp khai bổ sung trừ các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan không được khai bổ sung quy định tại mục 3 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này, người khai hải quan được khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan trong các trường hợp sau: a) Khai bổ sung trong thông quan: a.1) Người khai hải quan, người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ hải quan trước thời điểm cơ quan hải quan thông báo kết quả phân luồng tờ khai hải quan cho người khai hải quan; a.2) Người khai hải quan, người nộp thuế phát hiện sai sót trong việc khai hải quan sau thời điểm cơ quan hải quan thông báo kết quả phân luồng nhưng trước khi thông quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật; Cho e hỏi nếu sau khi phân luồng tờ khai mà sửa tờ khai trên hệ thống điện tử là bị phạt căn cứ nội dung điều 20, vậy cho e hỏi hình thức phạt là bao nhiêu (quy định xử phạt tại đâu) và khi truyền tờ khai điện tử lên phần mềm tới hệ thống cơ quan Hải quan là tờ khai đó chưa được phân luồng hay sao???? phải mang toàn bộ hồ sơ ra chi cục Hải quan mới được cán bộ hải quan phân luồng hay sao theo tinh thần của Thông tư 39. Em xin chân thành cảm ơn!
Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn:
- Việc xử phạt VPHC trong việc khai sửa đổi bổ sung tờ khai theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC thực hiện theo quy định tại Nghị định số 127/2013/NĐ-CP sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 45/2016/NĐ-CP.
Theo đó các trường hợp khai bổ sung có hành vi vi phạm được quy định cụ thể tại các văn bản nêu trên mới bị xử lý theo quy định.
- Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC thì khi khai hải quan người khai phải khai đầy đủ các thông tin theo hướng dẫn tại Phụ lục II Thông tư 38/2015/TT-BTC và gửi thuộc hồ sơ hải quan cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.
Như vậy ngay từ khi khai tờ khai hải quan người khai đã phải gửi chứng từ cho cơ quan Hải quan, căn cứ thông tin khai báo và hồ sơ gửi kèm hệ thống sẽ thông báo kết quả phân luồng ngay sau khi Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký thông tin trên tờ khai hải quan.
Lan Phương (Hải Phòng):
Thông tư 39/2018/TT-BTC được thông tin khá muộn tới cộng đồng DN so với thời điểm có hiệu lực. Điều này làm ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện Thông tư, tại sao việc ban hành lại muộn như vậy?
Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn:

Description: http://www.baohaiquan.vn/ImagesPhanHoi/News/IMG_0447.jpg
Ban Biên tập Báo Hải quan phân luồng câu hỏi bạn đọc
để chuyển đến các vị khách mời.

Thông tư 39/2018/TT-BTC với khối lượng nội dung lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động XNK của DN, chính vì vậy, quá trình soạn thảo và ban hành, ban soạn thảo đã nghiên cứu rất kỹ các văn bản pháp luật có liên quan cũng như tập quán của các nước trên thế giới.
Quá trình xây dựng Thông tư, ban soạn thảo đã nghiên cứu, rà soát cụ thể các điều, khoản mà Nghị định số 08/2015/NĐ-CP (nay được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 59/2018/NĐ-CP) và Nghị định số 134/2016/NĐ-CP giao Bộ Tài chính quy định chi tiết cũng như những nội dung cần thiết khác phải được hướng dẫn chi tiết để thực hiện; tập hợp các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Thông tư số 38/2015/TT-BTC; tổ chức một số hội thảo khoa học có sự tham gia của lãnh đạo, cán bộ các cục Hải quan địa phương, các doanh nghiệp; các nhà khoa học; cán bộ làm công tác thực tiễn tại các cơ quan, tổ chức có liên quan để trao đổi về các định hướng, nội dung cơ bản; tổ chức giới thiệu dự thảo Thông tư 38 sửa đổi trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến của nhân dân; đồng thời việc hoàn thiện thông tư đã được thông qua ý kiến thẩm định của cơ quan pháp chế Bộ.
Mới đây nhất, trong tháng 5/2018, toàn bộ nội dung Thông tư đã được Tổng cục Hải quan tổ chức tập huấn cho các CBCC hải quan và DN trên cả ba miền: Bắc, Trung, Nam. Trong quá trình tập huấn Thông tư, những nội dung thắc mắc của DN đã được hướng dẫn, giải đáp kịp thời. Hiện nay, khi Thông tư 39/2018/TT-BTC đã có hiệu lực thi hành, Tổng cục Hải quan đang tiếp tục bám sát tình hình triển khai tại địa phương để kịp thời giải đáp, xử lý.


Hà Trần (Hà Nội):
Xin hỏi các vị khách mời, những vấn đề liên quan đến thuế XK, thuế NK được sửa đổi, bổ sung như thế nào tại Thông tư 39/2018/TT-BTC?
Phó Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu Nguyễn Ngọc Hưng:
Description: http://www.baohaiquan.vn/ImagesPhanHoi/News/IMG_0414.jpg
Phó Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu Nguyễn Ngọc Hưng trả lời bạn đọc.


Tại Thông tư 39/2018/TT-BTC những nội dung liên quan đến thuế XK, thuế NK được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ đảm bảo phù hợp với các quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế Nhập khẩu; Nghị định 134/2016/NĐ-CP. Trong đó, điểm quan trọng liên quan đến thuế XK, NK được sửa đổi là các quy định về trị giá hải quan.
Thông tư số 39/2018/TT-BTC đã sửa đổi, bổ sung quy định về kiểm tra, xác định trị giá hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan, cụ thể: bổ sung thẩm quyền xác định trị giá, ấn định thuế sau khi bác bỏ trị giá khai báo trong thông quan, bổ sung căn cứ bác bỏ trị giá khai báo trong thông quan, bổ sung quy định cơ quan hải quan được thực hiện phân bổ các khoản điều chỉnh, sửa đổi quy định về tham vấn một lần. Đồng thời bổ sung thêm phương pháp xác định trị giá hải quan hàng xuất khẩu so với quy định hiện tại và quy định cụ thể về điều kiện, trình tự áp dụng, chứng từ, tài liệu của từng phương pháp xác định hàng xuất khẩu.
Bên cạnh đó, các nội dung khác cũng được sửa đổi, bổ sung gồm: Quy định về hồ sơ xác định trước mã số; hồ sơ khi làm thủ tục hải quan; lưu giữ hồ sơ hải quan; khai thay đổi mục đích sử dụng; thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp; thời hạn nộp thuế và bảo lãnh thuế; việc thu, nộp phí, lệ phí hải quan.
Theo đó, để đáp ứng một trong những mục tiêu căn bản của Thông tư 39/2018/TT-BTC là vừa tạo thuận lợi cho DN, vừa đảm bảo công tác quản lý của cơ quan quản lý nhà nước các thủ tục tại thông tư này hướng tới thực hiện tối đa các thủ tục bằng phương thức điện tử, trong đó có các nghiệp vụ về thuế.

An An (Hải Phòng):
Việc triển khai Thông tư 39/2018/TT-BTC cũng như các văn bản pháp luật khác về lĩnh vực hải quan trong thời gian đầu còn có những khó khăn, vướng mắc, không tránh khỏi các cách hiểu khác nhau, vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề này?
Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn:
Việc thực hiện một chính sách mới nhưng có các cách hiểu khác nhau là vấn đề có thể xảy ra. Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện, DN gặp bất kì vướng mắc liên quan đến các văn bản pháp luật về hải quan cần liên hệ trực tiếp tới đơn vị Hải quan nơi làm thủ tục để được hướng dẫn.
Trường hợp những giải đáp của cơ quan Hải quan tại địa phương chưa giải quyết được vướng mắc của DN thì có thể phản ánh trực tiếp tới Tổng cục Hải quan thông qua đường dây nóng, hoặc qua đơn vị chỉ trì soạn thảo là Cục Giám sát quản lý về hải quan để được sớm giải đáp.
Ngoài ra, để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp và các đơn vị Hải quan địa phương triển khai Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Tổng cục Hải quan sẽ thành lập Tổ hỗ trợ triển khai Thông tư số 39/2018/TT-BTC để trực tiếp tiếp nhận, trả lời và xử lý những vướng mắc phát sinh thuộc thẩm quyền của các đơn vị liên quan đến việc thực hiện Thông tư số 39/2018/TT-BTC.
Nguyen Manh Hung (Hải Phòng):
Kính chào Báo Hải quan.
Em là nhân viên tại một công ty gia công hàng may mặc tại Hải Phòng.
Về Thông tư 39/2018/BTC mới ban hành, em có một số vướng mắc cần giải đáp như sau: 1. Về khoản 1 Điều 18: - Doanh nghiệp phải gửi các chứng từ (đã ký số) cho cơ quan Hải quan, vậy doanh nghiệp có thể đính kèm bằng cách nào ạ? Đính kèm theo nghiệp vụ HYS hay khai bổ sung hồ sơ trong phần quản lý tờ khai? Nếu tờ khai được phân luồng xanh (thông quan) thì không cần đính kèm các hồ sơ hải quan lên đúng không ạ?
Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn:

1. Về khoản 1 Điều 18
- Về việc nộp hồ sơ hải quan
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC thì khi khai hải quan người khai phải khai đầy đủ các thông tin theo hướng dẫn tại Phụ lục II Thông tư 38/2015/TT-BTC và gửi thuộc hồ sơ hải quan cho cơ quan Hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.
Theo đó ngay từ khi khai tờ khai hải quan người khai đã phải gửi chứng từ cho cơ quan Hải quan, căn cứ thông tin khai báo và hồ sơ gửi kèm hệ thống sẽ thông báo kết quả phân luồng ngay sau khi Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký thông tin trên tờ khai hải quan như vậy tờ khai luồng xanh doanh nghiệp vẫn phải khai báo và gửi hồ sơ hải quan theo quy định
Việc đính kèm hồ sơ khi khai báo hải quan trên hệ thống cơ quan Hải quan được thực hiện trên chức năng riêng của Hệ thống khai hải quan, không thực hiện thông qua nghiệp vụ HYS. Tổng cục Hải quan đang phối hợp với các Công ty cung cấp phần mềm (như Thái Sơn, G.O.L…) để hoàn thiện chức năng này.
- Về việc khai báo vận đơn theo hướng dẫn tại Thông tư được thực hiện theo hướng dẫn tại mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC được thay thế tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 39/2018/TT-BTC. Trong mẫu số 01 Phụ lục II, số vận đơn được hướng dẫn tại tiêu chí 1.26 theo đó:
“(2) Trường hợp một vận đơn khai báo cho nhiều tờ khai hải quan, người khai hải quan  thông báo tách vận đơn với cơ quan Hải quan trước khi đăng ký tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 12 Phụ lục này thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Hệ thống tự động tiếp nhận, kiểm tra, phản hồi việc tách vận đơn cho người khai hải quan ngay sau khi nhận được thông báo tách vận đơn. Người khai hải quan sử dụng số vận đơn nhánh đã được phản hồi để thực hiện khai tại ô này.
(3) Trường hợp hàng hóa nhập khẩu không có vận đơn, người khai hải quan phải thông báo thông tin về hàng hóa theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 13 Phụ lục này thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Hệ thống tự động cấp số quản lý hàng hóa cho lô hàng nhập khẩu để khai tại ô này.”
2. Về thời điểm thông báo kết quả phân luồng:
Theo quy định tại Thông tư 39/2018/TT-BTC thì Tờ khai hải quan được cơ quan Hải quan thông báo kết quả phân luồng ngay sau khi Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký thông tin trên tờ khai hải quan. Căn cứ thông tin hàng hóa đến cửa khẩu trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật Hệ thống tự động xử lý và thông báo việc thay đổi kết quả phân luồng tờ khai hải quan cho người khai hải quan. Hiện tại, căn cứ tiêu chí phân loại mức độ rủi ro do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định để quyết định kết quả phân luồng tờ khai (khoản 4 Điều 26 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP).
3.  Điều 20
Việc xử phạt VPHC trong việc khai sửa đổi bổ sung tờ khai theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC thực hiện theo quy định tại Nghị Định số 127/2013/NĐ-CP sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 45/2016/NĐ-CP.
Theo đó các trường hợp khai bổ sung có hành vi vi phạm được quy định cụ thể tại các văn bản nêu trên mới bị xử lý theo quy định. Đề nghị doanh nghiệp nghiên cứu để thực hiện.
Cao Ngọc Anh (Sarah) (TP.HCM):
Kính gửi quý cơ quan!
Chúng tôi là doanh nghiệp sản xuất hàng gia công xuất khẩu, chúng tôi muốn hỏi về việc thể hiện trên TK xuất khẩu Mục đơn giá hóa đơn và Trị giá hóa đơn. Theo phụ lục 1 TT 39/2018/TT-BTC mục 2.74 và 2.75 chúng tôi thấy có điểm rất mâu thuẫn: 1. Ở 2.75 thì đơn giá hóa đơn trường hợp hàng hóa là sản phẩm gia công cho nước ngoài: khai giá (phí) gia công 2. Ở 2.74 Trường hợp hàng hóa xuất khẩu là sản phẩm gia công cho thương nhân nước ngoài khai trị giá hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất (Theo điều kiện giao hàng FOB hoặc tương đương). Như vậy nếu khai đơn giá hóa đơn là giá (phí) gia công thì trị giá hóa đơn chạy ra sẽ là trị giá gia công sao có thể là giá FOB. Mong quý cơ quan giải thích rõ cho doanh nghiệp chúng tôi về vấn đề này.
Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn:

Để đảm bảo thực hiện quy định tại điểm b khoản 3 Điều 22a Nghị định 59/2018/NĐ-CP liên quan đến việc sử dụng trị giá hải quan cho mục đích thống kê hàng hóa xuất khẩu, tiêu chí 2.74 đã hướng dẫn “Trường hợp hàng hóa xuất khẩu là sản phẩm gia công cho thương nhân nước ngoài khai trị giá hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất (theo điều kiện giao hàng FOB hoặc tương đương)” và đây là tiêu chí bắt buộc phải khai báo.
Riêng ô 2.75 để xác định phí gia công cho từng đơn vị sản phẩm. Tuy nhiên do đây là tiêu chí không bắt buộc do đó người khai hải quan có thể để trống ô này và khai phí gia công tại tiêu chí “Mô tả hàng hóa” để phù hợp với từng dòng hàng.
Kỳ báo cáo quyết toán là năm tài chính. Ngày kết thúc năm tài chính là 31/3 thì vẫn thực hiện báo cáo theo TT 38
Theo quy định tại Thông tư số 39 thì doanh nghiệp thông báo hợp đồng, hệ thống của cơ quan Hải quan tự động tiếp nhận và cấp số tiếp nhận để doanh nghiệp sử dụng khai báo trên các tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu của hợp đồng gia công. Hiện nay, khi triển khai chúng tôi nhận được nhiều ý kiến phản ánh do hệ thống khai đầu cuối và hệ thống của cơ quan hải quan chưa được thiết kế đúng quy định này, chúng tôi sẽ kiểm tra từng nhà cung cấp phần mềm và cả hệ thống tiếp nhận thông tin hợp đồng để đảm bảo thực hiện theo đúng quy định.
Nội dung này hiện nay CNTT thực hiện không đúng quy định tại Thông tư, báo cáo để Lãnh đạo Tổng cục chỉ đạo CNTT thực hiện đúng, hệ thống tự động tiếp nhận, cấp số.
Nguyen Viet Bao (Hà Nội):
Xin chào Báo Hải quan.
Tôi có một số vướng mắc mong được giải đáp liên quan đến Nghị định 59 và Thông tư 39. Cụ thể: - Tại điều khoản chuyển tiếp Thông tư 39 quy định DN có kỳ báo cáo sau ngày Thông tư có hiệu lực thì báo cáo quyết toán theo Thông tư 39. DN có ngày kết thúc năm tài chính là 31.3.2018 vậy DN báo cáo theo Thông tư 38/2015 hay báo cáo theo Thông tư 39/2018? - Thông tư 39 quy định doanh nghiệp phải khai hợp đồng gia công và sử dụng số tiếp nhận để khai trên ô giấy phép. Cho hỏi hiện tại chức năng này đã được xây dựng trên Ecustoms V5 chưa? Có một số DN thắc mắc là sử dụng chức năng thông báo hợp đồng gia công trước đây áp dụng cho Thông tư số 13/2014/TT-BTC ngày 14/1/2014 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công với thương nhân nước ngoài có được không? Tuy nhiên nếu dùng chức năng này công chức HQ vẫn phải duyệt, nếu không duyệt hoặc từ chối thì hợp đồng không được ghi nhận vào Ecustoms.
Trân trọng!
Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn:

Kỳ báo cáo quyết toán là năm tài chính. Ngày kết thúc năm tài chính là 31/3 thì vẫn thực hiện báo cáo theo Thông tư 38.
Theo quy định tại Thông tư số 39 thì doanh nghiệp thông báo hợp đồng, hệ thống của cơ quan Hải quan tự động tiếp nhận và cấp số tiếp nhận để doanh nghiệp sử dụng khai báo trên các tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu của hợp đồng gia công.
Hiện nay, khi triển khai chúng tôi nhận được nhiều ý kiến phản ánh do hệ thống khai đầu cuối và hệ thống của cơ quan Hải quan chưa được thiết kế đúng quy định này, chúng tôi sẽ kiểm tra từng nhà cung cấp phần mềm và cả hệ thống tiếp nhận thông tin hợp đồng để đảm bảo thực hiện theo đúng quy định.
Thái Sơn (Hà Nội):
Tại khoản 12, Điều 129 của Thông tư 38 giờ sửa lại Thông tư 39 không có điều này. Vậy những trường hợp quy định tại khoản 12, Điều 129 của Thông tư 38 thì giờ xử lý như thế nào? Có phải phân loại hồ sơ để hồ sơ hoàn thuế trước mới kiểm tra sau thông quan hay kiểm tra trước, hoàn thuế sau?
Xin cảm ơn!
Phó Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu Nguyễn Ngọc Hưng:

Điều 129 Thông tư 38 đã  được sửa đổi tại tại Khoản 63 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC. Theo đó, đề nghị DN nghiên cứu điểm 9 Khoản 63 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC để thực hiện.
Bui Thanh (Đồng Nai):
Theo khoản a, Điều 7 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Điều 18 Thông tư 38:
“Người khai hải quan phải khai đầy đủ thông tin trên tờ khai theo các chỉ tiêu thông tin…….và gửi các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan tại điều 16 cho cơ quan Hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan” .Xin hỏi: gửi kèm các chứng từ cùng lúc khai tờ khai hay là sau khi phân luồng tờ khai, Hiện tại  phần mền chỉ hổ trợ bổ sung chứng từ sau khi đã phân luồng tờ khai. Đối với luồng 1 (luồng xanh) có cần kèm chứng từ hay không? 
2/ Theo khoản k, Điều 7 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Điều 18 Thông tư 38:” Khi đăng ký tờ khai xuất khẩu  người khai hải quan phải khai đầy đủ số hiệu container trên TKXK đối với hàng hóa vận chuyển bằng container …và  Khai số quản lý hàng hóa tại ô số vận đơn…”
Xin hỏi: đối với trường hợp XNK tại chỗ, không qua khu vực giám sát, có cần khai: Khai số quản lý hàng hóa tại ô số vận đơn hay không?
3/Theo điều 9, TT39/2018/TT-BTC sửa đổi điều 20 TT38, về việc khai bổ sung: Trường hợp thay đổi cửa khẩu xuất, cảng xếp hàng, đồng thời làm thay đổi phương tiện vận tải thì người khai HQ nộp văn bản thông báo cho HQ GS theo mẫu 32/TĐCX/GSQL và khai bổ sung trong 5 ngày làm việc.
Xin hỏi: trường hợp chỉ thay đổi tên phương tiện vận tải nhưng không thay đổi cửa khẩu xuất, cảng xếp hàng thì phải nộp cho HQGS văn bản nào? Có cần khai bổ sung thay đổi phương tiện vận tải hay không?
Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn: 
Description: http://www.baohaiquan.vn/ImagesPhanHoi/News/anh%20poro.jpg
Toàn cảnh buổi giải đáp trực tuyến.


1. Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC thì khi khai hải quan người khai phải khai đầy đủ các thông tin theo hướng dẫn tại Phụ lục II Thông tư 38/2015/TT-BTC và gửi thuộc hồ sơ hải quan cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.
Theo đó ngay từ khi khai tờ khai hải quan người khai đã phải gửi chứng từ cho cơ quan Hải quan, căn cứ thông tin khai báo và hồ sơ gửi kèm hệ thống sẽ thông báo kết quả phân luồng ngay sau khi Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký thông tin trên tờ khai hải quan như vậy tờ khai luồng xanh doanh nghiệp vẫn phải khai báo và gửi hồ sơ hải quan theo quy định.
Việc đính kèm hồ sơ khi khai báo hải quan trên hệ thống cơ quan Hải quan được thực hiện trên chức năng riêng của Hệ thống khai hải quan, không thực hiện thông qua nghiệp vụ HYS. Tổng cục Hải quan đang phối hợp với các Công ty cung cấp phần mềm (như Thái Sơn, G.O.L…) để hoàn thiện chức năng này.
2. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ vẫn thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu nhưng không có vận đơn. Do đó, đề nghị doanh nghiệp áp dụng theo hướng dẫn đối với hàng hóa nhập khẩu không có vận đơn. Việc lấy số quản lý đối với hàng hóa xuất khẩu thực hiện theo đúng quy định.
3. Quy định trường hợp thay đổi cửa khẩu xuất, cảng xếp hàng, đồng thời làm thay đổi phương tiện vận tải thì người khai HQ nộp văn bản thông báo cho HQ GS theo mẫu 32/TĐCX/GSQL và khai bổ sung trong 5 ngày làm việc tại điểm a.3 khoản 2 Điều 20 là trường hợp cơ quan hải tạo thuận lợi cho người khai hải quan và chỉ áp dụng với những trường hợp đáp ứng các điều kiện nêu tại điểm a.3. Các trường hợp khác (bao gồm cả trường hợp Công ty hỏi) không được áp dụng quy định này mà phải thực hiện khai bổ sung tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai trước khi xuất khẩu.
nguyễn bích ngọc (hà nam):
Doanh nghiệp tôi là doanh nghiệp gia công cho nước ngoài, xin hỏi đơn giá khai trên tờ khai xuất là giá gia công hay giá FOB. Trong Phụ lục 2 Thông tư 39 ghi là giá gia công, nhưng khi khai vẫn phải chọn điều kiện giao hàng intercom và hóa đơn phải thể hiện cả 2 giá hay chỉ thể hiện giá gia công / giá FOB thôi?
Phó Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu Nguyễn Ngọc Hưng:
Nội dung này đã được chúng tôi trả lời ở trên, đề nghị bạn đọc nghiên cứu.
Nguyễn Mạnh Hùng (GG VINA CO ., LTD) (Hải Phòng):
Theo Điều 20, Thông tư 39 thì người khai hải quan được khai bổ sung (các tiêu chí được khai bổ sung) trước khi phân luồng, trong thông quan và sau thông quan, tuy nhiên với khai bổ sung trong thông quan (sau khai phân luồng và trước khi thông quan) doanh nghiệp sẽ bị xử phạt. Điều này có lẽ sẽ gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Và em có một số thắc mắc như sau:
+ Những tiêu chí nào sẽ bị xử phạt khi khai bổ sung? những tiêu chí nào không bị xử phạt khi khai bổ sung? (căn cứ theo nghị định 45 thì không phải tiêu chí nào khai bổ sung cũng bị phạt, nhưng cộng đồng logistic đang rất lo lắng về vấn đề này)
+ Về vấn đề khai bổ sung tên hàng, và các chi tiết của hàng hóa thì mỗi chi cục và mỗi công chức tiếp nhận hồ sơ đều không có sự thống nhất về cách quản lý đối với cùng một mặt hàng, vậy nếu doanh nghiệp theo hướng dẫn của công chức A và khai bổ sung nhưng đến hồ sơ lô sau lại phải theo hướng dẫn của công chức B. những trường hợp khai bổ sung như thế này thì có bị phạt không ạ? (hàng gia công, sản xuất xuất khẩu không chịu thuế)
+ Khai bổ sung các chi tiết, diễn giải về hàng hóa (tên hàng không sai, nhưng thiếu một số phần chi tiết thêm) thì có bị phạt không? Em cám ơn!
Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn: 
Việc xử phạt VPHC trong việc khai sửa đổi bổ sung tờ khai theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC thực hiện theo quy định tại Nghị định số 127/2013/NĐ-CP sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 45/2016/NĐ-CP.

Theo đó các trường hợp khai bổ sung có hành vi vi phạm được quy định cụ thể tại các văn bản nêu trên mới bị xử lý theo quy định. Đề nghị doanh nghiệp nghiên cứu để thực hiện.

Cụ thể, chỉ những hành vi liên quan đến khai sai quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 13 Nghị định 45/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 127/2013/NĐ-CP thì mới bị xử phạt, chi tiết như sau:

“Điều 7. Vi phạm quy định về khai hải quan

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, xuất xứ hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Hàng hóa từ nước ngoài vào khu phi thuế quan hoặc từ khu phi thuế quan ra nước ngoài;
b) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, hàng hóa từ nước ngoài vào cảng trung chuyển hoặc từ cảng trung chuyển ra nước ngoài;
c) Hàng hóa sử dụng, tiêu hủy trong khu phi thuế quan.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, xuất xứ, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, đối tượng không chịu thuế theo quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai báo hàng hóa nhập khẩu theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu nhưng không có cơ sở sản xuất hàng gia công, cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi khai khống về tên hàng, số lượng, trọng lượng, trị giá hàng hóa xuất khẩu; trừ hàng hóa xuất khẩu là sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất xuất khẩu, sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất, hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất.

6. Vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều này dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn, không thu hoặc gian lận, trốn thuế thì xử phạt theo Điều 8 hoặc Điều 13 Nghị định này.
“Điều 8. Vi phạm quy định về khai thuế
Người nộp thuế có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thì ngoài việc nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp theo quy định còn bị xử phạt như sau:
1. Phạt 10% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế cao hơn so với quy định của pháp luật về thuế đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Trường hợp người nộp thuế tự phát hiện và khai bổ sung hồ sơ khai thuế quá 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày thông quan hàng hóa nhưng trước khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra;
b) Không khai hoặc khai sai về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhưng người nộp thuế đã tự phát hiện và khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau thời điểm cơ quan hải quan kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan và trước thời điểm thông quan hàng hóa.
2. Phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, không thu thuế, được hoàn cao hơn so với quy định của pháp luật về thuế đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không khai hoặc khai sai về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà cơ quan hải quan phát hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan hoặc trường hợp cơ quan hải quan phát hiện khi thanh tra, kiểm tra sau thông quan nhưng cá nhân, tổ chức vi phạm đã tự nguyện nộp đủ số tiền thuế phải nộp theo quy định trước thời điểm lập biên bản vi phạm;
b) Khai sai về đối tượng không chịu thuế; đối tượng miễn thuế;
c) Sử dụng hàng hóa trong hạn ngạch thuế quan không đúng quy định;
d) Lập và khai không đúng các nội dung trong hồ sơ miễn thuế, hồ sơ xét miễn, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, hồ sơ xử lý tiền thuế, tiền phạt nộp thừa;
đ) Vi phạm quy định về quản lý nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất dẫn đến hàng hóa thực tế tồn kho thiếu so với chứng từ kế toán, sổ kế toán, hồ sơ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không thuộc trường hợp quy định tại các Điểm d, đ, e và Điểm g Khoản 1 Điều 13 Nghị định này;
e) Vi phạm quy định quản lý hàng hóa trong kho bảo thuế dẫn đến hàng hóa thực tế tồn kho thiếu so với chứng từ, sổ sách kế toán mà không thuộc trường hợp quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 13 Nghị định này;
g) Các hành vi không khai hoặc khai sai khác làm thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu.
3. Vi phạm quy định tại Điều này mà có hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì xử phạt theo Điều 13 Nghị định này.
4. Quy định tại Điều này không áp dụng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại Điều 14 Nghị định này”.
“Điều 13. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế
1. Các hành vi trốn thuế, gian lận thuế trong lĩnh vực hải quan gồm:
a) Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp, không đúng với thực tế giao dịch để kê khai thuế; tự ý tẩy xóa, sửa chữa chứng từ dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn;
b) Khai sai mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế đối với những mặt hàng đã được cơ quan hải quan hướng dẫn mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế;
c) Không khai hoặc khai sai về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà cơ quan hải quan phát hiện khi thanh tra, kiểm tra sau thông quan nhưng cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện nộp đủ số tiền thuế phải nộp theo quy định trước thời điểm lập biên bản vi phạm;
d) Làm thủ tục xuất khẩu nhưng không xuất khẩu sản phẩm gia công; sản phẩm sản xuất xuất khẩu; sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất;
đ) Khai nhiều hơn so với thực tế hàng hóa xuất khẩu về chủng loại, số lượng, khối lượng sản phẩm gia công; sản phẩm sản xuất xuất khẩu; sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất, hàng tái xuất có số thuế gian lận từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm;
e) Xuất khẩu sản phẩm theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu hoặc xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất mà sản phẩm xuất khẩu không được sản xuất từ nguyên liệu đã nhập khẩu; nhập khẩu sản phẩm theo loại hình gia công từ nước ngoài mà sản phẩm nhập khẩu không được sản xuất từ nguyên liệu đã xuất khẩu;
g) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan hải quan theo quy định;
h) Không khai hoặc khai sai tên hàng, mã số hàng hóa, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, thuế suất, mức thuế, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào nội địa;
i) Không ghi chép trong sổ sách kế toán các Khoản thu, chi liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
k) Bán hàng miễn thuế không đúng đối tượng quy định;
l) Các hành vi cố ý không khai hoặc khai sai khác về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, thuế suất, mức thuế, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để trốn thuế, gian lận thuế.
2. Người nộp thuế có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định, còn bị phạt tiền như sau:
Phạt 01 lần số tiền thuế trốn, gian lận trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng.
Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì đối với tổ chức mỗi tình tiết tăng nặng mức phạt tăng lên 0,2 lần nhưng không vượt quá 03 lần số tiền thuế trốn, gian lận; đối với cá nhân mỗi tình tiết tăng nặng mức phạt tăng lên 0,1 lần nhưng không quá 1,5 lần số tiền thuế trốn, gian lận.
3. Quy định tại Điều này không áp dụng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại Điều 14 Nghị định này”.
Hoàng Hương (Bình Dương):
Dear Tổng cục Hải quan.
Trong Thông tư 39/2018 sửa đổi Thông tư 38/2015 có Mục 9 sửa đổi điều 20.Khai bổ sung hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Điều bất cập trong đó có điều:a.1 Người khai HQ, người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ hải quan trước thời điểm cơ quan HQ phân luồng tờ khai hải quan cho người khai HQ. a.2. Người khai HQ, người nộp thuế phát hiện sai sót trong việc khai HQ sau thời điểm cơ quan HQ thông báo kết quả phân luồng nhưng trước khi thông quan thì được khai bổ sung hồ sơ HQ và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Điều bất cập ở đây khi truyền tờ khai lên mạng HQ, hệ thống HQ đã tự phân luồng tờ khai, dẫn đến DN có phát hiện sai truyền sửa thì lúc nào DN cũng phải truyền sửa sau phân luồng, mà không ghi rõ những lỗi nào là bị phạt  như vậy dù DN có phát hiện ra lỗi, và muốn sửa cho đúng để cho khớp hồ sơ thì lại bị phạt, trong khi đó sửa sau thông quan những lỗi đó thì lại không bị phạt. Hiện tại rất nhiều DN làm tờ khai ở chi cục HQ Bắc Thăng Long mỗi lần DN xin truyền sửa cho đúng hồ sơ, HQ đều yêu cầu phải phạt rồi mới làm tờ khai. Dẫn đến khó khăn cho DN.
Vậy xin Quý Tổng cục Hải quan giải đáp giúp chúng tôi, có những trường hợp nào truyền sửa sau phân luồng là bị phạt, trường hợp nào là không bị phạt. Nếu vậy DN có thể truyền thử Tờ khai và kèm tờ khai nhờ cơ quan HQ kiểm tra trước để tránh sai sót thì có được không?.
Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn:

Việc xử phạt VPHC trong việc khai sửa đổi bổ sung tờ khai theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC thực hiện theo quy định tại Nghị định số 127/2013/NĐ-CP sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 45/2016/NĐ-CP.
Theo đó các trường hợp khai bổ sung có hành vi vi phạm được quy định cụ thể tại các văn bản nêu trên mới bị xử lý theo quy định. Đề nghị doanh nghiệp nghiên cứu để thực hiện.
Mr Phi (Vĩnh Phúc):
Anh/Chị cho em hỏi:
1. Từ ngày 5/6/2018 khi DN khai bổ sung đơn giá hoặc số lượng hoặc trong lượng qua nv AMA rồi thì DN có phải khai qua dịch vụ công nữa không?
2. DN khai bổ sung trong thông quan: sau khi có phân luồng và trước khi thông quan thì DN có bị phạt vi phạm hành chính cho TH sửa số kiện trên tờ khai mà không ảnh hưởng đến thuế của tờ khai đó? Tờ khai sửa đổi bổ sung là ngày 7/6/2018.
3. Khi nào hệ thống VNACCS có tích hợp các tính năng khai báo điện tử như Thông tư 39/2018/TT-BTC? DN dùng phần mềm Thái sơn, nhưng tính đến ngày 9/6/2018 vẫn chưa có các tính năng này?
Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn:

Về nội dung câu hỏi của bạn, chúng tôi trả lời như sau:

1. Khai bổ sung
Theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC thì khi khai bổ sung người khai hải quan khai các chỉ tiêu thông tin của tờ khai hải quan điện tử và nộp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung qua hệ thống. Trường hợp khai bổ sung trên tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan nộp 02 bản chính văn bản đề nghị khai bổ sung theo mẫu số 03/KBS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này và 01 bản chụp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung. Như vậy trường hợp doanh nghiệp đã khai bổ sung trên Hệ thống thì doanh nghiệp không phải thực hiện thực hiện khai báo qua dịch vụ công.
2. Xử phạt khi khai bổ sung:
- Việc xử phạt VPHC trong việc khai sửa đổi bổ sung tờ khai theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC thực hiện theo quy định tại Nghị Định số 127/2013/NĐ-CP sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 45/2016/NĐ-CP.
Theo đó các trường hợp khai bổ sung có hành vi vi phạm được quy định cụ thể tại các văn bản nêu trên mới bị xử lý theo quy định.
3. Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan đang được nâng cấp để đáp ứng các quy định tại Thông tư 39/2018/TT-BTC. Trường hợp một số chức năng chưa đáp ứng quy định, Thông tư 39/2018/TT-BTC đã quy định điều khoản chuyển tiếp để cho phép thực hiện trên bản giấy. Đề nghị doanh nghiệp nghiên cứu để thực hiện.
Ms. Hoa (Thanh Hóa):
Kính gửi các anh /chị!
Em là nhân viên XNK bên Công ty may B85. Do em mới làm xuất nhập khẩu nên không hiểu rõ vấn đề. Anh chị vui lòng cho em hỏi vấn đề mở tờ khai nhập - xuất mới bây giờ quy trình làm như thế nào ạ? Em cảm ơn nhiều!
Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn:

Thủ tục hải quan, kiểm tra, giảm sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hiện đang thực hiện theo quy định tại Luật Hải quan, Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 59/2018/NĐ-CP; Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC, đề nghị Công ty nghiên cứu và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Viet Vui (Hà Nội):
Dear Anh / Chị.
Nhờ anh chị chuyển câu hải đến Ban giải đáp giúp em. 1.Theo thông tư 39 khoản a điều 18 “Các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan có thể ở dạng dữ liệu điện tử hoặc chứng từ giấy được chuyển đổi sang chứng từ điện tử (bản scan có xác nhận bằng chữ ký số). Như vậy khi tờ khai luồng vàng doanh nghiệp chỉ khai đính kèm bổ sung chứng từ điện tử trên hệ thống Ecus/Vinass và không phải mang hồ sơ đến chi cục mở tờ khai => vấn đề đặt ra là sau bao lâu kể từ khi khai bổ sung chứng từ thì tờ khai được thông quan. Hay DN lại phải liên hệ với chi cục để nhờ thông quan 2. Theo thông tư 39 doanh nghiệp có nghiên cứu nhưng vẫn rất mơ hồ - Đối với doanh nghiệp gia công Có phải khai báo định mức , phụ lục để cán bộ hải quan duyệt, hay chỉ khai và hệ thống tự duyệt - Điều 20 mục a2 trông thông tư rất mơ hồ mong ban gải đáp giải thích rõ những trường hợp khai bổ sung bị xử lý và bị phạt.
Xin cảm ơn!
Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn:

1. Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC thì khi khai hải quan người khai phải khai đầy đủ các thông tin theo hướng dẫn tại Phụ lục II Thông tư 38/2015/TT-BTC và gửi thuộc hồ sơ hải quan cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.
Theo đó, ngay từ khi khai tờ khai hải quan người khai đã phải gửi chứng từ cho cơ quan hải quan, căn cứ thông tin khai báo và hồ sơ gửi kèm hệ thống sẽ thông báo kết quả phân luồng ngay sau khi Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký thông tin trên tờ khai hải quan. Như vậy tờ khai luồng xanh doanh nghiệp vẫn phải khai báo và gửi hồ sơ hải quan theo quy định.

Thời gian kiểm tra và phản hồi kết quả kiểm tra hồ sơ hải quan thực hiện theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Hải quan, theo đó cơ quan hải quan hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan.
2. Khai định mức: Theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 36 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC thì doanh nghiệp thông báo thông tin hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công và hệ thống tự động tiếp nhận. (Doanh nghiệp không phải khai báo định mức kỹ thuật khi thông báo hợp đồng)

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 39 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC thì thông tin định mức thực tế được gửi cùng với Báo cáo quyết toán.

Như vậy khi doanh nghiệp thông báo hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công, hệ thống tự động tiếp nhận, cơ quan hải quan không phê duyệt.
- Điều 20 khoản 1 điểm a.2: Việc xử phạt VPHC trong việc khai sửa đổi bổ sung tờ khai theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC thực hiện theo quy định tại Nghị Định số 127/2013/NĐ-CP sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 45/2016/NĐ-CP.

Theo đó các trường hợp khai bổ sung có hành vi vi phạm được quy định cụ thể tại các văn bản nêu trên mới bị xử lý theo quy định. Đề nghị doanh nghiệp nghiên cứu để thực hiện.
Trần Thị Thu Vân (Công ty TNHH Sản Phẩm Công Nghiệp Toshiba Asia) (Đồng Nai):
Công ty có các câu hỏi trong buổi giải đáp trực tuyến về Nghị định 59 và Thông tư 39 trên Báo Hải quan điện tử, mong Quý Báo hỗ trợ trả lời giúp doanh nghiệp:

1. Tại sao Thông tư 39 được soạn thảo ngày 20/4, có hiệu lực ngày 5/6 nhưng đến ngày 6/6 mới công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, và đến 7/6 mới công bố bản phụ lục? Công ty chúng tôi đánh giá đây là một điểm vô cùng bất hợp lý trong lần ban hành này.

2. Mặc dù Thông tư đã được dự thảo, lấy ý kiến doanh nghiệp nhưng không phải DN nào cũng được mời tham dự lấy ý kiến. Đồng thời, trong bản dự thảo cũng như tập huấn trước khi thông tư được công bố có một vài điểm không giống nhau, ví dụ: - Khi DN hỏi về Báo cáo quyết toán năm 2017 sẽ theo mẫu cũ TT38 hay theo mẫu mới thì được giải đáp trong hội nghị DN là theo mẫu cũ, nay khoản 2b điều 3 TT39 quy định báo cáo theo mẫu cũ. Đối với công ty chúng tôi, năm tài chính 31/03, hiện chưa nộp báo cáo, báo cáo theo mẫu cũ chuẩn bị hoàn thành, nay phải bỏ và làm lại. Rất mong được xem xét vấn đề bất cập này với DN. - Trong tập huấn và dự thảo có đề cập đến định mức kỹ thuật và định mức thực tế, nay thông tư mới yêu cầu cung cấp định mức thực tế. - Và một số điểm khác biệt chúng tôi chưa có thời gian thống kê hết.

3. Điều 20 TT39 gây ra sự hoang mang cho người khai hải quan vì không nêu rõ cụ thể trường hợp nào bị phạt khi điều chỉnh tờ khai, nếu điều chỉnh không làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì có bị phạt hay không? Nếu có, xin vui lòng xem xét lại quy định này, vì như vậy sẽ gây áp lực tâm lý cho các nhân viên khai hải quan.

4. Cơ sở vật chất, phần mềm Thái Sơn chưa đáp ứng được các quy định trong thông tư: tách vận đơn,….

5. Có điểm bất hợp lý giữa thông tư và phụ lục, ví dụ điều 58, mục 3 quy định DNCX
khai báo tờ khai tại chỗ dùng hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng thay cho hóa đơn thương mại. Phụ lục số II yêu cầu DN phải ghi chú số hóa đơn và ngày hóa đơn VAT lên mục ghi chú. -àNhư vậy nghĩa là phải thao tác 2 lần cho cùng một thông tin.

6. Điều 50, sửa đổi điều 74, mục số 2: Trường hợp DNCX mua từ nội địa các hàng hóa có thuế suất khẩu thì phải làm thủ tục hảo quan, -à vui lòng giải thích rõ hơn điều này.

7. Điều 52 sửa đổi điều 76, mục số 5 về việc DNCX thuê DNCX gia công: Trường hợp không làm thủ tục hải quan, DNCX có trách nhiệm lưu giữ và xuất trình các tài liệu liên quan đến hoạt động gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu -à vui lòng nói rõ DNCX nhận gia công phải thực hiện điều này hay DNCX thuê gia công phải thực hiện?

Xin trân trọng cảm ơn và rất mong nhận được hồi đáp.
Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn: 
1. Thông tư 39/2018/TT-BTC được ký ban hành ngày 20/4/2018 dưới dạng bản giấy. Khi phát hành và lưu hành Thông tư 39/2018/TT-BTC phải thực hiện theo các quy định về phát hành văn bản quy phạm pháp luật. Do đó, có thể bản điện tử được phổ biến muộn hơn dưới dạng giấy.

2. Dự thảo Thông tư đã được lấy ý kiến rộng rãi cộng đồng doanh nghiệp và các chuyên gia trong thời gian dài thông qua nhiều hình thức như: thông qua website của BTC, website của TCHQ; thông qua lấy ý kiến trực tiếp tại Hội thảo và thông qua lấy ý kiến của các đại diện Hiệp hội doanh nghiệp. Như vậy, việc lấy ý kiến được thông báo đến tất cả doanh nghiệp. Tuy nhiên do giới hạn về nơi tổ chức hội thảo lấy ý kiến trực tiếp nên số lượng doanh nghiệp được mời bị giới hạn. Những doanh nghiệp không được mời vẫn có thể tham gia ý kiến bằng văn bản hoặc thông quan website của BTC hoặc TCHQ.
Thời gian vừa qua, TCHQ tổ chức tập huấn Nghị định 59/2018/NĐ-CP trong đó có giới thiệu một số nội dung mới của các Thông tư hướng dẫn. Về cơ bản các nội dung được phổ biến phù hợp và được quy định mang tính cải cách, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hơn những bản dự thảo đã gửi đi lấy ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp như: không phải nộp định mức kỹ thuật, vẫn thực hiện trả kết quả phân luồng ngay khi đăng ký tờ khai…

3. Việc xử phạt VPHC trong việc khai sửa đổi bổ sung tờ khai theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC thực hiện theo quy định tại Nghị Định số 127/2013/NĐ-CP sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 45/2016/NĐ-CP.
Theo đó các trường hợp khai bổ sung có hành vi vi phạm được quy định cụ thể tại các văn bản nêu trên mới bị xử lý theo quy định.

4. TCHQ đang khẩn trương phối hợp với các công ty cung cấp phần mềm trong đó có Công ty Thái Sơn để hoàn thiện các chức năng của Hệ thống khai hải quan đảm bảo các yêu cầu của Thông tư 39/2018/TT-BTC.

5: Đối với trường hợp mua bán có hai loại hóa đơn thì thực hiện khai báo tại hai chỉ tiêu như hướng dẫn (1.41 số hóa đơn, 1.68 phần ghi chú). Trường hợp không có hóa đơn thương mại thì khai số hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng tại chỉ tiêu 1.41 số hóa đơn, không phải khai số/ngày hóa đơn tại chỉ tiêu 1.68 phần ghi chú.

Phần 6: Căn cứ quy định tại Khoản 2 Nghị định 134/2016/NĐ-CP về đối tượng chịu thuế XK gồm hàng hóa XK từ thị trường trong nước vào DN chế xuất, Khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Thuế XK, thuế NK.

Do đó, tại khoản 2 Điều 74 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 50 Thông tư 39/2018/NĐ-CP quy định đối với hàng hóa có thuế suất thuế XK phải thực hiện thủ tục hải quan để kê khai tính thuế. Trừ trường hợp hàng hóa này được sử dụng làm nguyên liệu, vật tư tiêu hao trong quá trình sản xuất của DN chế xuất (ví dụ như than đá sử dụng trong đốt lò phục vụ sản xuất của DN chế xuất) (DN nội địa mở tờ khai XK để kê khai tính thuế XK, DN chế xuất mở tờ khai NK)

7. Chứng từ giao nhận hàng hóa, hợp đồng GC do 2 bên ký kết và 2 bên có trách nhiệm lưu giữ như nhau
Thanh (neckcle@mail.klb.com.tw):
1. Theo khoản 5, điều 114, Thông tư 38/ TT-BTC-2015 quy định: “a) Hàng hóa xuất khẩu được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu thì không phải nộp thuế xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu được sản xuất từ hai nguồn: nguyên liệu, vật tư nhập khẩu và nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc trong nước thì thực hiện thu thuế xuất khẩu đối với phần nguyên liệu, vật tư tương ứng được sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu có nguồn gốc trong nước theo mức thuế suất thuế xuất khẩu quy định đối với mặt hàng xuất khẩu đó;” Hiện tại, Thông tư 59/2018/TT-BTC đã bãi bỏ điều 114 này, như vậy, xin hỏi, đối với những SP xuất khẩu có nguyên liệu , vật tư có nguồn gốc nội địa, khi xuât khẩu có bị thu thuế XK đối với nguyên liêu nội địa không? Chinh sách áp dụng theo mức thuế suất thuế xuất khẩu quy định đối với mặt hàng xuất khẩu đó hay là thu thuế thuế xuất nguyên liệu vật tư nội địa.

2. Điều 70 Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư và xuất khẩu sản phẩm Hồ sơ hải quan, thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất xuất khẩu hàng hóa xuất khẩu thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này. Trường hợp tổ chức, cá nhân khác gia công một phần công đoạn trong quá trình sản xuất thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất xuất khẩu có trách nhiệm thông báo hợp đồng gia công lại và trước khi giao nguyên liệu , vật tư cho đối tác nhận gia công lại phải lưu giữ các chứng từ liên quan đến việc giao nhận nguyên liệu  vật tư, sản phẩm theo quy định tại Điều 62 Thông tư này. Xin hỏi: Đối với phần nguyên vật liệu đem ngoài gia công một công đoạn được hoàn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu nếu thực hiện từ thời điểm NĐ 134/2016 ngày 01/09/2016 đến nay thì có được xem xét hoàn thuế hay không?

3. Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 1 tháng 9 năm 2016 Điều 36 3. Cơ sở để xác định hàng hóa được hoàn thuế: Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai chính xác , trung thực trên tờ khai hải quan về sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ hàng hóa nhập khẩu trước đây 5. Hồ sơ hoàn thuế, gồm: Người nộp thuế kê khai trên tờ khai hải quan hàng xuất khẩu các thông tin về số, ngày hợp đồng, tên đối tác mua hàng hóa Xin hỏi: thao tác thể hiện chi tiết trên tờ khai xuất khẩu có sử dụng nguyên vật liệu loại hình nhập kinh doanh.
Phó Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu Nguyễn Ngọc Hưng:
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 16 Luật Thuế XK, thuế NK thì chỉ quy định nguyên liệu, vật tư, linh kiện NK để sản xuất hàng XK thuộc đối tượng miễn thuế, Theo đó, không quy định hàng hóa là sản phẩm sản xuất xuất khẩu khi XK ra nước ngoài được miễn thuế XK. Vì vậy, không phân biệt sản phẩm được sản xuất từ 1 phần nguyên liệu trong nước hay hoàn toàn từ nguyên liệu NK thì phải nộp thuế XK khi XK sản phẩm, thuế suất thuế XK tính theo thuế suất của mặt hàng XK (nếu có).
Theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP thì một trong các cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế là tổ chức cá nhân sản xuất hàng hóa xuất khẩu có cở sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu trên lãnh thổ Việt Nam; có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu và thực hiện thông báo cơ sở sản xuất theo quy định của pháp luật hải quan.
Theo đó, tổ chức cá nhân sản xuất hàng hóa xuất khẩu đáp ứng quy định nêu trên được miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu vật tư để sản xuất hàng hóa xuất khẩu, phải trực tiếp thực hiện sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Do đó, trường hợp mà bạn đọc hỏi thì không thuộc đối tượng miễn thuế, hoàn thuế.
Với ý 3 bạn hỏi, căn cứ quy định tại Khoản 3, Điều 36 Nghị định 134 thì sản phẩm xuất khẩu được làm thủ tục hải quan theo loại hình sản xuất xuất khẩu.
Theo đó, trên tờ khai xuất khẩu, người khai hải quan phải khai theo loại hình sản xuất xuất khẩu; thông tin về số, ngày hợp đồng được khai tại phần ghi chú; tên đối tác mua hàng nước ngoài là tên người nhập khẩu trên tờ khai xuất khẩu.
VŨ ĐÌNH TUYÊN (Hà Nội):
Kính gửi Ban biên tập Báo Hải quan.
Cám ơn Báo Hải quan đã luôn đồng hành và cung cấp những thông tin bổ ích cho những người làm thủ tục hải quan, được biết có buổi giải đáp trực tuyến em muốn nhờ Báo Hải quan hỏi giúp em vấn đề sau.
1. Tại mục số 9 Thông tư 39 sửa đổi điều 20 Thông tư 38 khoản a quy định là khai bổ sung trong thông quan cũng bị xử lý phạt vi phạm là rất bất cập không thể gọi đây là cải cách được bởi vì: - Nếu chưa mang hồ sơ đi làm thủ tục tại chi cục thì rất khó phát hiện sai sót để sửa đổi bổ sung, doanh nghiệp chỉ có thể khai đúng theo hiểu biết nhận thức của mình về hàng hóa, hồ sơ không thể nắm bắt chính xác hết thủ tục nên cần đến hải quan hướng dẫn trao đổi để khai báo chính xác. - Với bộ hồ sơ hải quan, hàng hóa khi khai báo mô tả thì đến làm thủ tục hải quan tại các chi cục thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ cụ thể lại hướng dẫn câu chữ khai báo khác nhau, hướng dẫn áp mã HS khác nhau  hầu như thuế suất không thay đổi hoặc thay đổi ít. Đối với doanh nghiệp thì có rất nhiều hàng hóa xuất nhập khẩu chỉ 1 vài chiếc trong cả năm bằng trực quan có thể xác định thuế xuất không ai mang đi phân tích đối với hàng nhập ít như thế nên thường hải quan sẽ hướng dẫn áp mã luôn. - Hồ sơ hải quan chưa được phân luồng thì không thể đính kèm chứng từ điện tử hay danh sách cont, nộp thuế và cán bộ hải quan gần như chẳng ai rảnh mà xem lần nào cũng xem trước hồ sơ cho doanh nghiệp bởi vì công chức xử lý hồ sơ chính thức còn chưa hết nữa là, nếu lần nào cũng mang hồ sơ hướng dẫn cho chính xác mới khai báo thì mất thời gian, công sức chi phí cho cả doanh nghiệp lẫn hải quan. Hiện tại nhiều cán bộ hải quan dựa vào mục này yêu cầu xử phạt hành chính... với doanh nghiệp và những người đi làm thủ tục hải quan khiến cho những người làm thủ tục muốn bỏ nghề vì lương, lợi nhuận chả đủ mà nộp phạt. Thông tư nghị định còn có bất cập phải sửa đổi thường xuyên mà hồ sơ thủ tục trong thông quan bắt khai đúng nếu bổ sung là phạt hay xử lý thì đánh đố doanh nghiệp. Hải quan có trách nhiệm hướng dẫn doanh nghiệp bổ sung khai báo trong quá trình thông quan là điều đương nhiên, nếu doanh nghiệp có khả năng khai đúng chính xác tất cả hàng hóa hồ sơ trước cả thông quan thì cần gì đến cơ quan hải quan nữa. Thực sự không biết người nào đi viết ra khoản sửa đổi vô lý này, đây phải gọi là cải lùi.
Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn:

- Khoản 1 Điều 18 Luật Hải quan quy định quyền của người khai hải quan như sau:
“1. Người khai hải quan có quyền:
a) Được cơ quan hải quan cung cấp thông tin liên quan đến việc khai hải quan đối với hàng hoá, phương tiện vận tải, hướng dẫn làm thủ tục hải quan, phổ biến pháp luật về hải quan;
b) Yêu cầu cơ quan hải quan xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa khi đã cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cho cơ quan hải quan;
c) Xem trước hàng hoá, lấy mẫu hàng hoá dưới sự giám sát của công chức hải quan trước khi khai hải quan để bảo đảm việc khai hải quan được chính xác;
…”
Ngoài ra, khoản 2 Điều 18 Luật Hải quan cũng quy định nghĩa vụ của người khai hải quan như sau:
“…
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự xác thực của nội dung đã khai và các chứng từ đã nộp, xuất trình; về sự thống nhất nội dung thông tin giữa hồ sơ lưu tại doanh nghiệp với hồ sơ lưu tại cơ quan hải quan;”.

Như vậy, nếu người khai hải quan không chắc chắn về thông tin khai báo có thể yêu cầu cơ quan hải quan hướng dẫn, thậm chí xem trước hàng hóa để khai trên tờ khai hải quan chính xác. Trường hợp đã thực hiện khai thì phải chịu trách nhiệm về nội dung khai báo.

Đề nghị doanh nghiệp nghiên cứu kỹ các quy định để áp dụng phù hợp với thực tế hoạt động của doanh nghiệp để giảm thiểu sai sót trong khai hải quan.

Tổng cục Hải quan ghi nhận phản ánh của DN để rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Bùi Thị Hằng Nga (Thành phố Hải Dương ):
Kính gửi Anh Âu Anh Tuấn và Anh Nguyễn Ngọc Hưng,

Công ty chúng tôi đang vướng mắc trong việc hoàn thuế cho những lô hàng tái xuất như sau: Trường hợp 1: Tái xuất trả lại nhà cung cấp do lỗi kỹ thuật hoặc lý do hàng thừa ... Hàng tái xuất không thanh toán Trường hợp 2: Xuất bán thanh lý cho khách hàng nước ngoài Trong hai trường hợp này công ty chúng tôi không xuất hóa đơn GTGT và hóa đơn bán hàng trực tiếp mà chỉ có Hóa đơn thương mại thông thường do công ty FVL tự ban hành Căn cứ điểm b khoản 2 điều 34 nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 thì quy đinh : hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất bao gồm " hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng" Theo công văn số 11561/CT-TTHT v/v sử dụng hóa đơn thương mại với dịch vụ xuất khẩu ngày 25/12/2014 của Tổng cục thuế thì cho phép DN xuất hóa đơn thương mại khi xuất khẩu hàng hóa Kính mong Tổng cục hải quan giải quyết vướng mắc vì chúng tôi đang bị vướng rất nhiều lô hàng tái xuất không được hoàn thuế Câu hỏi thứ 2 : Tổng cục làm rõ thời hạn nộp hồ sơ hải quan tại điều 25 Luật Hải quan và Thông tư 39 - đối với hàng hóa nhập khẩu nộp hồ sơ hải quan trước 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu - Tờ khai hải quan có trị giá làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký Như vậy Công ty chúng tôi đăng ký tờ khai từ ngày 29 kể từ ngày hàng về cửa khẩu và 14 ngày sau chúng tôi mới lấy hàng ra khỏi cảng theo thời hạn của tờ khai ==> Tổng chúng tôi có nhiều nhất 44 ngày kể từ ngày hàng về của khẩu mới lấy hàng ra khỏi cảng và làm thủ tục hàng hóa qua khu vực giám sát ==> đúng hay sai

Trân trọng!
Phó Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu Nguyễn Ngọc Hưng:
Tổng cục Hải quan ghi nhận vướng mắc của DN, hiện nay Tổng cục Hải quan đang trao đổi với các cơ quan liên quan để xử lý vướng mắc của DN.
Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn:
Trường hợp tờ khai hải quan còn giá trị hiệu lực để làm thủ tục hải quan theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Luật Hải quan, công ty có thể lấy hàng bất cứ lúc nào theo nhu cầu của công ty, kể cả quá 44 ngày.
Nguyễn Tuấn Sơn (Hà Nội):
1. Cơ quan Hải quan thống kê cho doanh nghiệp rõ việc thực hiện theo NĐ 59/2018, TT 39/2018 mới này so với NĐ 08/2015, TT38/2015 thì có những thủ tục hải quan nào doanh nghiệp phải làm thêm, hoặc bỏ bớt, từ lúc ký hợp đồng gia công, nhập nguyên phụ liệu đến quá trình sản xuất,xuất khẩu,quyết toán hợp đồng). Đối với DN thì đơn giản hóa được những thủ tục hành chính gì? 2. Yêu cầu về Hợp đồng/ phụ lục hợp đồng rất nhiều thông tin phải cung cấp trước khi nhập khẩu nguyên phụ liệu cho cơ quan Hải quan, DN sẽ rất khó khăn trong việc làm Thông báo với hải quan với những chỉ tiêu về số lượng, loại nguyên phụ liệu, số lượng sản phẩm xuất khẩu, kể cả thay đổi bổ sung bằng phụ lục vẫn có thể sai, thiếu chính xác. Về Thông báo định mức thực tế theo mẫu số 16/ĐMTT/GSQL, yêu cầu doanh nghiệp ghi cả nguyên liệu vật tư mua trong nước cũng là khó khăn cho DN Vậy xin hỏi: quy định của Hải quan về xử lý những lỗi DN vi phạm trong trường hợp DN cung cấp thông tin chưa đầy đủ, không kịp thời, chưa chính xác như thế nào? 3. Về lưu giữ hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu quy định tại điều 16a, trong đó tại điểm n, khoản 1 điều 16a quy định :”Sổ, chứng từ kế toán có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về kế toán, bao gồm cả dữ liệu, chứng từ, tài liệu về xuất kho, nhập kho hàng hóa” Vậy xin hỏi :đối với doanh nghiệp may gia công ( nhập khẩu hàng hóa để gia công, xuất khẩu sản phẩm gia công cho thương nhân nước ngoài), thì có giảm bớt được những chứng từ kế toán nào so với quy định chung về chứng từ kế toán quy định trong luật kế toán và quy định của Bộ Tài chính, có nhất thiết phải lập phiếu xuất kho khi xuất nguyên phụ liệu vào sản xuất hay không? vì DN đã có sổ chi tiết xuất kho (ghi số lượng từng lần cấp cho sản xuất), có sổ kho rồi. 4. Cơ quan Hải quan có đánh giá được khả năng DN sản xuất hàng may mặc xuất khẩu sẽ có những hồ sơ, chứng từ, báo cáo nào mà doanh nghiệp sẽ rất khó thực hiện được theo quy định hay không?(cả đối với theo loại hình nhập khẩu hàng hóa để gia công,sản phẩm gia công xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa để sản xuất hàng xuất khẩu) 5. Vì lý do nào đó DN không thể lập, lưu giữ được đầy đủ chứng từ, hồ sơ theo quy định của hải quan, nhưng DN có những tài liệu, chứng từ khác chứng minh doanh nghiệp không gian lận, không ảnh hưởng đến nghĩa vụ thuế thì khi kiểm tra cơ quan hải quan có ấn định thuế không?
Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn:

1. Trong quá trình thực hiện Thông tư số 38/2015/TT-BTC nhiều doanh nghiệp vướng mắc trong việc lập báo cáo quyết toán, cung cấp các chứng từ chứng minh khi kiểm tra, thanh tra do đó để minh bạch hóa các quy định, thống nhất phương thức quản lý và để đáp ứng các quy định tại Luật Hải quan, Nghị định số 134/2016/NĐ-CP thì tại Thông tư 39/2018/TT-BTC đã quy định cụ thể các nguyên tắc quản lý, theo dõi đối với loại hình gia công, đơn giản hóa các chỉ tiêu thông tin trên các mẫu biểu, hạn chế đối đa việc phê duyệt của cán bộ hải quan, tối đa hóa việc tự động của hệ thống CNTT như thông tin hợp đồng gia công được hệ thống tiếp nhận tự động, báo cáo quyết toán…
2. Về thông tin của hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công theo quy định tại Thông tư 39/2018/TT-BTC được quy định căn cứ trên cơ sở các quy định về hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia tại Điều 39 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ.
Về việc xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Nghị định số 127/2013/NĐ-CP sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 45/2016/NĐ-CP.
3. Đối với hoạt động gia công, doanh nghiệp không thực hiện hoạch toán nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị tại các tài khoản theo quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC thì phải mở sổ theo dõi chi tiết căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại khoản 39 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC.
Việc lập phiếu xuất kho, nhập kho đề nghị Công ty căn cứ quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC để thực hiện.
4. Để các quy định văn bản pháp luật mang tính thực tế cao trong quá trình xây dựng quy định tại Thông tu 39/2018/TT-BTC, Tổng cục Hải quan đã tổ chức các đoàn khảo sát tại các doanh nghiệp ở các ngành nghề chủ yếu như may mặc, điện tử, da giày…; tổ chức nhiều buổi hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp, các hiệp hội, các chuyên gia và các quy định sửa đổi này được theo các chuyên gia cũng như các doanh nghiệp lớn (intel, samsung…) đánh giá tương đối phù hợp với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Do đó, trong quá trình thực hiện nếu doanh nghiệp phát sinh vướng mắc đề nghị gửi vướng mắc đến cơ quan hải quan để kịp thời được hướng dẫn, xử lý
5. Việc doanh nghiệp chứng minh sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị đúng khai báo là quyền lợi và trách nhiệm của doanh nghiệp. Việc xem xét chấp nhận giải trình, xem xét ấn định thuế hay không dựa trên hồ sơ vụ việc cụ thể nên trường hợp doanh nghiệp phát sinh vướng mắc đề nghị gửi vướng mắc đến cơ quan hải quan để kịp thời được hướng dẫn, xử lý.
Pham Minh Hoa (Hà Nội):
Công ty em hoạt động gia công.
Theo Phụ lục 2 Thông tư 39 về tiêu chí thông tin trên TK xuất gia công:
 -Trị giá hóa đơn: "Trường hợp hàng hóa XK là SP gia công cho thương nhân nước ngoài khai trị giá hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất (theo điều kiện giao hàng FOB hoặc tương đương".
- Đơn giá hóa đơn: "Trường hợp hàng hóa là sản phẩm gia công cho nước ngoài: khai giá (phí) gia công.
Như thế thì có sự chênh lệch nên cty e không thể truyền TK xuất được. Kính mong được giải đáp.
E xin cám ơn!
Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn:

Để đảm bảo thực hiện quy định tại điểm b khoản 3 Điều 22a Nghị định 59/2018/NĐ-CP liên quan đến việc sử dụng trị giá hải quan cho mục đích thống kê hàng hóa xuất khẩu, tiêu chí 2.74 đã hướng dẫn “Trường hợp hàng hóa xuất khẩu là sản phẩm gia công cho thương nhân nước ngoài khai trị giá hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất (Theo điều kiện giao hàng FOB hoặc tương đương)” và đây là tiêu chí bắt buộc phải khai báo.
Riêng ô 2.75 để xác định phí gia công cho từng đơn vị sản phẩm. Tuy nhiên do đây là tiêu chí không bắt buộc do đó người khai hải quan có thể để trống ô này và khai phí gia công tại tiêu chí “Mô tả hàng hóa” để phù hợp với từng dòng hàng.
Dương Thông (Tuyên Quang) (Tuyên Quang):
Trích dẫn câu trả lời của Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn trong câu hỏi của bạn Cao Ngọc Anh (Sarah) (TP.HCM): Để đảm bảo thực hiện quy định tại điểm b khoản 3 Điều 22a Nghị định 59/2018/NĐ-CP liên quan đến việc sử dụng trị giá hải quan cho mục đích thống kê hàng hóa xuất khẩu, tiêu chí 2.74 đã hướng dẫn “Trường hợp hàng hóa xuất khẩu là sản phẩm gia công cho thương nhân nước ngoài khai trị giá hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất (theo điều kiện giao hàng FOB hoặc tương đương)” và đây là tiêu chí bắt buộc phải khai báo. Riêng ô 2.75 để xác định phí gia công cho từng đơn vị sản phẩm. Tuy nhiên do đây là tiêu chí không bắt buộc do đó người khai hải quan có thể để trống ô này và khai phí gia công tại tiêu chí “Mô tả hàng hóa” để phù hợp với từng dòng hàng. - Hiện chúng tôi đang có rất nhiều lô hàng xuất không thể hoàn thành thủ tục để xuất đi được vì Cán bộ tiếp nhận trên này thông báo là phải làm theo Thông tư 39 nghĩa là đơn giá phải khai là đơn giá gia công, còn trị giá hóa đơn thì khai trị giá FOB. -Vậy doanh nghiệp chúng tôi phải làm như thế nào để có thể thông quan được hàng hóa để kịp tiến độ xuất hàng cho phía đối tác.
Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn:

Tổng cục Hải quan sẽ có văn bản hướng dẫn các cục hải quan tỉnh, thành phố để thực hiện thống nhất trong thời gian sớm nhất. Đồng thời, đề nghị công ty phản ánh vướng mắc gặp phải tại chi cục hải quan nào để Tổng cục Hải quan chỉ đạo kịp thời.
Khánh Hoàng (SEAPREXCO., LTD) (Sóc Trăng):
Ngày 5/6/2018 công ty chúng tôi có dự hội nghị triển khai Thông tư 39/2018/TT-BTC ban hành ngày 20/04/2018 với một số điều thay thế và bổ sung cho Thông tư 38/2015/TT-BTC ban hành ngày 25/03/2015.
Theo tình hình thực tế tại công ty chúng tôi đang vướng, kính nhờ Báo Hải quan đặt câu hỏi với Tổng cục giải đáp giúp chúng tôi như sau:
Công ty chúng tôi chuyên về xuất khẩu cá biển xay đông lạnh, đóng gói 10kg/block và 2 block cho 1 thùng carton. Công ty nằm tại khu vực cảng cá Trần Đề là một vùng sâu và xa, một xã nghèo của tỉnh Sóc Trăng, 80% dân số là người Khơ me, điều kiện giao thông bị hạn chế về trọng tải đường bộ đối với các cây cầu trước khi vào công ty chỉ cho phép tối đa là 18 tấn và thời gian vận chuyển hàng hóa từ công ty đến cảng xuất hàng TP. Hồ Chí Minh là trên 10 giờ, tình trạng bị trễ chuyến tàu là xảy ra thường xuyên nên khi xuất hang xuất khẩu chúng tôi phải vận chuyển bằng xe tải đông lạnh chuyên dụng tập kết hàng lên cảng Sài Gòn để đóng hàng vào container, việc lấy container và đóng hàng tại bãi chỉ tối đa trong vòng 6 giờ. Do đó, khi mở tờ khai sản xuất hàng hóa xuất khẩu thì tại thời điểm khai chúng tôi vận chuyển bằng xe tải đông lạnh và sau khi đóng hàng xong chúng tôi sử dụng mẫu 31 để nhập số cont vào hệ thống trực tuyến công, nếu rơi vào trường hợp kiểm tra thực tế hang hóa thì căn cứ Thông tư 38/2015/TT-BTC, chúng tôi được phép đề nghị chi cục nơi đăng ký tờ khai (Chi cục Hải quan Sóc Trăng) cho phép được kiểm hóa hộ tại hải quan cảng TP. Hồ Chí Minh và làm các thủ tục thanh lý sổ tàu theo qui định để không bị tình trạng rớt chuyến tàu bởi việc đóng hang tại bãi của cảng cũng chỉ được phép trong 6 giờ. Nay căn cứ theo Điều 29, khoản 9 của Thông tư 39/2018/TT-BTC thì chúng tôi gặp một số khó khăn như sau: 1. Theo Thông tư 39, chúng tôi mở tờ khai xuất sản xuất xuất khẩu thì bắt buộc phải có số hiệu container 2. Không được kiểm hóa hộ đối với loại hình xuất sản xuất xuất khẩu 3. Hải quan cảng cát lái và cảng vict không tiếp nhận đăng ký tờ khai sản xuất xuất khẩu Khó khăn: Nơi tập kết hàng hóa để đóng vào container là bãi hàng cảng cát lái hoặc cảng vict, nhưng hải quan cảng không tiếp nhận thủ tục tờ khai hàng sản xuất xuất khẩu, trong trường hợp sau khi chúng tôi đóng hàng xong vào container và khai báo hải quan  thì thuận tiện nhất hiện nay với chúng tôi là hải quan sóc trăng nơi chúng tôi mở tờ khai nhập khẩu nguyên liệu sản xuất xuất khẩu, nhưng khi rơi vào kiểm tra thực tế hàng hóa hóa ngẫu nhiên thì theo Thông tư mới số 39 chúng tôi phải kéo container ra khỏi cảng Hồ Chí Minh và kéo về nơi đăng ký tờ khai thì thời gian lên tàu là không đủ bởi đoạn đường từ TP. Hồ Chí Minh về Sóc Trăng và quay lại là hơn 600 km, chi phí phát sinh là thiệt hại rất lớn cho công ty chúng tôi, điều kiện khó khăn của công ty là không thể kéo container về công ty để đóng hàng bởi trọng tải cầu tối đa khi vào công ty là 18 tấn. Do đó, chúng tôi muốn đề nghị lãnh đạo cục hải quan xem xét đối với trường hợp vận chuyển bằng xe tải, tập kết hàng đến cảng cát lái hoặc cảng vict hay các cảng Hồ Chí Minh vào container thì cho phép được kiểm hóa hộ như thông tư 38/2015/ TT-BTC; hoặc hải quan cảng được phép tiếp nhận tờ khai loại hình sản xuất xuất khẩu.
Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn:

Dựa trên phản ánh của quý Công ty, TCHQ xác nhận một số thông tin như sau:

1. Khi khai báo tờ khai xuất khẩu, nếu vận chuyển bằng container thì phải khai số container trên tờ khai xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu số container có sai sót thì người khai hải quan được khai bổ sung để đảm bảo chính xác.

2. Theo quy định tại khoản 9 Điều 29, việc kiểm hóa hộ được áp dụng với hàng xá, hàng rời và hàng hóa nhập khẩu phục vụ gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất. Đối với hàng hóa XK của công ty qua các cảng TP.HCM, công ty có thể đăng ký tờ khai XK tại các chi cục hải quan cửa khẩu cảng thuộc Cục Hải quan TP.HCM để thuận lợi cho việc thực hiện thủ tục hải quan.

Đề nghị Công ty nghiên cứu các nội dung quy định của Thông tư 39/2018/TT-BTC để thực hiện.
Thu Hoài (Hồ Chí Minh):
Kính gửi ban biên tập: Theo thông tư mới thì DN chế xuất sản xuất hàng sản xuất xuất khẩu có cần khai định mức kỹ thuật lên hệ thống Ecuss đối với mã sản phẩm lần đầu xuất khẩu không hay chỉ cần nộp định mức thực tế khi nộp báo cáo quyết toán. Chân thành cảm ơn!
Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn:

DN không phải khai định mức kỹ thuật mà chỉ phải nộp định mức thực tế khi báo cáo quyết toán theo quy định tại Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 39 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC.
Nguyễn Hùng (Móng cái_ QN):
Tại điều 3 khoản 2 Thông tư 39/2018/TT-BTC: Các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; hồ sơ khai bổ sung; hồ sơ xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan; thông báo Danh mục hàng hóa miễn thuế; báo cáo sử dụng hàng hóa miễn thuế; hồ sơ miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế; hồ sơ đề nghị xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa; hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế; hồ sơ nộp dần tiền thuế nợ; hồ sơ xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế; hồ sơ đề nghị xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thì phải nộp cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Trường hợp theo quy định tại Thông tư này phải nộp bản chính các chứng từ dưới dạng giấy thì bản chính đó phải được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính cho cơ quan hải quan. Khi kiểm tra hồ sơ, cơ quan hải quan căn cứ vào các thông tin trên tờ khai hải quan và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp để kiểm tra, đối chiếu và lưu trữ.
Xin hỏi khi DN nộp các chứng từ gốc tại cơ quan hải quan thì nhất thiết phải nộp chứng từ điện tử theo hồ sơ hải quan không?
Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn:
Description: http://www.baohaiquan.vn/ImagesPhanHoi/News/IMG_0467.jpg
Tổng Biên tập Vũ Thị Ánh Hồng trao đổi câu hỏi với bộ phận kỹ thuật của Báo Hải quan


Theo quy định, toàn bộ hồ sơ (tất cả các chứng từ thuộc hồ sơ) nêu trên thì phải nộp cho cơ quan Hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Chỉ những chứng từ theo quy định phải nộp bản chính thì nộp thêm các chứng từ gốc tại cơ quan Hải quan hoặc gửi qua đường bưu chính để đảm bảo thực hiện theo quy định của các cơ quan quản lý kiểm tra chuyên ngành và các Hiệp định đã ký kết.
NGÔ THỊ HUỆ (TP. HCM):
Theo Thông Tư 39/2018/TT-BTC: Hàng nhập khẩu kinh doanh có ưu đãi thuế, C/O phải nộp cho cơ quan HQ bằng hồ sơ giấy? Doanh nghiệp của chúng tôi là doanh nghiệp được ưu tiên về Hải quan vậy chúng tôi có phải nộp C/O bản gốc cho cơ quan Hải quan? Và doanh nghiệp nộp C/O cho cơ quan Hải quan trước khi đưa hàng qua giám sát hay nộp khi nào?
Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn:

Đối với DN ưu tiên việc nộp C/O thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư 38/2018/TT-BTC.

Theo đó, trường hợp DN ưu tiên có chứng từ chứng nhận xuất xứ tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người khai hải quan khai theo quy định tại Điều 5 Thông tư 38/2018/TT-BTC và nộp C/O cùng với thời hạn nộp thuế theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Luật Thuế XNK chậm nhất từ ngày thứ 10 của tháng kế tiếp.

Trường hợp chưa có C/O tại thời điểm làm thủ tục hải quan thì người khai hải quan khai theo quy định tại Điều 5 Thông tư 38/2018/TT-BTC và nộp C/O theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 7 Thông tư 38/2018/TT-BTC (nộp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan, trừ: C/O mẫu EAV: nộp tại thời điểm làm thủ tục hải quan; C/O mẫu VK (KV) nộp tại thời hạn 1 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan).
Nguyễn Hồng:
Chúng tôi xuất bán thép với đối tác nước ngoài theo điều kiện giao hàng EXW tại Hưng Yên. Khi mở tờ khai xuất hàng qua cửa khẩu Cầu Treo, chúng tôi không có chứng từ để tính toàn chi phí vận chuyển từ Hưng Yên đến Cầu Treo (giá bán theo hợp đồng và hóa đơn theo điều kiện EXW) thì phải khai báo trị giá tính thuế trên tờ khai xuất khẩu như thế nào?
Phó Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu Nguyễn Ngọc Hưng:
Căn cứ quy định tại Điều 25a được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 15, Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sau:
Trị giá hải quan là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F), được xác định bằng cách áp dụng tuần tự các phương pháp quy định tại Khoản 15, Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC.
Phương pháp giá bán đến cửa khẩu xuất: Giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất là giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn thương mại và các khoản chi phí liên quan đến hàng hóa xuất khẩu tính đến cửa khẩu xuất phù hợp với các chứng từ có liên quan nếu các khoản chi phí này chưa bao gồm trong giá bán của hàng hóa.
Đối chiếu quy định nêu trên thì trường hợp công ty bán thép theo điều kiện giao hàng EXW tại Hưng Yên, cửa khẩu xuất đầu tiên là Cầu Treo thì trị giá tính thuế là giá bán thực tế tính đến cửa khẩu xuất (Cầu Treo), bao gồm các khoản chi phí vận tải liên quan đến hàng hóa xuất khẩu tính đến cửa khẩu xuất.
Trường hợp công ty không có chứng từ tính toán chi phí vận chuyển đến cửa khẩu Cầu Treo thì không áp dụng phương pháp giá bán đến cửa khẩu xuất mà sẽ chuyển sang các phương pháp tiếp theo quy định tại Khoản 15, Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC hoặc đàm phán để thay đổi điều kiện giao hàng.
trần nguyễn duy tân (hồ chí minh):
Theo Thông tư 39/2018, khi truyền tờ khai lên hệ thống hải quan chỉ scan 3 loại chứng từ: Bill, Invoice, Giấy phép ( nếu có). Vậy những văn bản như: đơn đề nghị mang hàng về bảo quản không cần phải scan đúng không?
Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn:

Theo quy định tại Điều 32, đề nghị đưa hàng về bảo quản được thực hiện theo mẫu số 18 Phụ lục II dưới dạng tiêu chí khai báo để gửi qua hệ thống, không phải dưới dạng scan.

Trường hợp hệ thống chưa đáp ứng chức năng gửi đề nghị mang hàng về bảo quản người khai hải quan sử dụng mẫu số 09/BQHH/GSQL để gửi trực tiếp đến chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai.
Lương Xuân Đức (Hải Phòng):
Kính gửi Tổng cục Hải quan!

Công ty chúng tôi có nhập khẩu mặt hàng nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi (Ngô hạt, lúa mì hạt, khô dầu đậu tương, cám gạo, vv...) với số lượng lớn. Mở tờ khai hải quan qua Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai. Mặt hàng của công ty chúng tôi được vận chuyển nhập khẩu bằng đường biển và số lượng hàng thực tế dỡ khỏi tàu hầu như sẽ chênh lệch thiếu so với lượng hàng trên invoice và bill of lading nhập khẩu và lượng hàng khai báo trên tờ khai hải quan (doanh nghiệp thanh toán lô hàng theo phương thức thanh toán CL và phương thức giao nhận hàng CFR khi tàu đến cảng đích theo lượng hàng trên invoice nhập khẩu đã được cấp trước khi tàu đến cảng dỡ hàng).

Trước đây theo Thông tư 38/2015/TT-BTC thì doanh nghiệp sẽ trình chứng thư giám định khối lượng của các cơ quan giám định có thẩm quyền cấp chứng thư cho công chức hải quan giám sát trực tiếp lô hàng để hoàn thành hồ sơ hải quan.Còn đối với quy định mới điều 20 sửa đổi của Thông tư 39/2018/TT_BTC thì lượng hàng thực tế của lô hàng doanh ngiệp phải khai báo bổ sung trực tiếp tren tờ khai hải quan trong vòng 5 ngày kể từ khi làm xong lô hàng.

Vậy chúng tôi xin hỏi là doanh nghiệp phải khai vào mục nào trên tờ khai lượng hàng sai thiếu lệch trên?
Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn:

Theo quy định tại Điều 20 sửa đổi, bổ sung Thông tư 39/2018/TT-BTC, chỉ hàng hóa là hàng xá, hàng rời không thuộc diện phải có giấy phép được thỏa thuận mua, bán nguyên lô, nguyên tàu, có thỏa thuận về dung sai và cấp độ thương mại thì mới được áp dụng quy định cho phép lấy hàng trước, khai bổ sung sau.

Thủ tục khai bổ sung là để người khai hải quan khai chính xác số lượng, trọng lượng thực tế đã thực nhận. Do đó, tiêu chí nào trên tờ khai chưa chính xác so với thực tế thì người khai hải quan phải thực hiện khai bổ sung tương ứng.
Hà Ngọc Minh (Hà Nội):
Kính gửi ban biên tập.
Em có một số câu hỏi như sau. Cty em là DNCX làm hàng gia công may mặc cho công ty mẹ và cũng là đối tác duy nhất. Vậy em muốn hỏi:

1. Cty em ký hợp đồng gia công với cty mẹ thời hạn 50 năm có được không? Nếu được có cần tách phụ lục hợp đông theo từng năm một hay không? Do sản lượng cty lớn nên lượng nguyên phụ liệu nhập về là rất lớn nên lượng nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn và nguyên liệu dư thừa của các đơn hàng cũng nhiều không thể đợi khi thanh lí hợp đồng rồi mới xin tiêu hủy mà phải tiêu hủy hàng tháng hoặc khi có chỉ định của cty mẹ để giải phóng kho cũng như để đảm bảo bí mật kinh doanh của khách hàng. Vậy cty e có dc phép tiêu hủy nguyên liệu thừa của các đơn hàng đã kết thúc của hợp đồng gia công khi hợp đồng chưa hết hạn có sự giám sát của cơ quan hải quan không?

2. Do tính chất nguyên liệu vải thun có độ co giãn đàn hồi trong ngành may mặc nên nguyên liệu vải sau nhập khẩu được ủ và khi xuất vào sản xuất thường bị co giãn độ dài (thừa/thiếu) so với packing list về chiều dài và khổ vải đăng kí với cơ quan hải quan, số lượng chênh lệch này được cty ghi nhận trên hệ thống quản lí của cty. Do lượng vải nhập khẩu về là rất lớn và cty không thể kiểm thực tế hết tất cả số vải của từng lô hàng nhập khẩu trong vòng 60 ngày (chỉ kiểm những loại vải cần cho sản xuất trước). Do vậy cty chúng tôi không thể sửa tờ khai cho tất cả các lô hàng trong hạn sửa tờ khai theo quy định là 60 ngày được. Xin hỏi cty chúng tôi có thể giải trình lượng chênh lệch này khi cơ quan hải quan kiểm tra sau thông quan và có được chấp nhận không?

3. Cty nhập một số nguyên phụ liệu như tem mác (cty cho kiểm đếm thực tế trước khi đưa vào sản xuất), kẹp nhưa (không kiểm đếm thực tế khi đưa vào sản xuất)...Khi nhập khẩu cty đăng kí số lượng theo chứng từ khách hàng cung cấp. Có 1 số loại phụ liệu khi kiểm đếm thực tế như nhãn mác phát hiện số lượng nhiều hơn so với chứng từ nhập khẩu khai báo hải quan, nhưng do ko kiểm đếm được tất cả lô hàng theo tờ khai mà chỉ kiểm đếm từng phần 1 theo kế hoạch sản xuất , kiểm đến đâu đưa vào sản xuất đến đó nên cty cũng ko thể khai sửa tờ khai trong hạn theo quy định. Cty có ghi nhận số lượng nguyên liệu chênh lệch trên hệ thông quản lí của cty. Cũng như vậy đối với 1 số nguyên liệu như kẹp nhựa, cty ko cho kiểm đếm thực tế mà xuất thẳng vào sản xuất theo từng túi (mỗi túi theo chứng từ 20.000 chiêc) vì nguyên liệu này dùng chung cho các mã hàng toàn nhà máy nhưng thực tế khi sử dụng có thể nhiều hơn hoặc ít hơn. Cty không ghi nhận dc số lượng chêch lệch trên hệ thống nên cũng ko khai báo sửa tờ khai dc. Vậy em muốn hỏi nếu phát sinh lượng nguyên liệu tồn kho dương so với lượng tồn kho của hải quan khi kiểm tra sau thông quan thì cty e có bị truy thu thuế nhập khẩu và VAT đối với lượng nguyên liệu dương này không?

4. Theo điều 55 về định mức thực tế sản xuất. Riêng đối với những sản phẩm sản xuất mà khi kết thúc năm tài chính đã có sản phẩm hoàn chỉnh xuất khẩu nhưng chưa kết thúc sản xuất mã sản phẩm này thì dn có phải nộp định mức thực tế không? Vì nếu chưa sản xuất hết thì cty không thể tính định mức thực tế cho mã sản phẩm này được? Vậy công ty sử dụng định mức nào để khi nộp báo cáo quyết toán. Đối với số lượng sản phẩm xuất khẩu phát sịnh ở kì quyết toán sau có bắt buộc dùng định mức đã báo cáo ỏ kì quyết toán trước hay không? Công ty em là công ty Nhật bản luôn muốn làm đúng và ghi nhận số liệu theo thực tế nhưng do tính chất của cty may mặc với số lượng nhập khẩu lớn nên không thể khai báo sửa tờ khai đối với từng lô hàng nhập khẩu theo quy định. Vì chỉ có thể sản xuất đến đâu kiểm đếm đến đó. Vậy kính mong cơ quan hải quan xem xét đến các trường hợp cụ thể của ngành may mặc để tạo điều kiện thuận lợi cho công việc sản xuất của cty.

Xin chân thành cảm ơn.
Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn:

1. Căn cứ quy định pháp luật có liên quan thì không có quy định giới hạn về thời gian thực hiện hợp đồng gia công, thời gian thực hiện hợp đồng gia công phụ thuộc thỏa thuận giữa các bên. Tuy nhiên trong quá trình thực tế thì để dễ quản lý các doanh nghiệp thường ký kết hợp đồng theo năm hoặc thực hiện phụ lục hợp đồng theo năm. Do đó, đề nghị doanh nghiệp căn cứ tình hình thực tế quản lý sản xuất tại doanh nghiệp để lựa chọn thỏa thuận phù hợp.
Việc tiêu hủy nguyên liệu gia công dư thừa được thực hiện theo quy định tại Điều 64 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại khoản 42 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC, theo đó doanh nghiệp được tiêu hủy nguyên liệu dư thừa trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công.
2. Về việc sửa tờ khai sau thông quan được quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC, theo đó doanh nghiệp được sửa trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan hàng hóa hoặc sau 60 ngày kể từ ngày thông quan hàng hóa, đề nghị công ty nghiên cứu thực hiện.
Việc giải trình số liệu chênh lệch do đặc tính của nguyên liệu với đoàn kiểm tra thì quyền lợi của doanh nghiệp là được giải trình, cơ quan hải quan xem xét giải trình của doanh nghiệp.
3. Do nội dung vướng mắc liên quan đến vụ việc cụ thể nên phải có hồ sơ, tài liệu kèm theo thì cơ quan hải quan mới đủ cở sở để hướng dẫn. Đề nghị doanh nghiệp gửi công văn đến cơ quan hải quan để được hướng dẫn chi tiết.
4. Theo quy định tại khoản 2 Điều 55 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại khoản 35 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC thì đối với những sản phẩm sản xuất mà khi kết thúc năm tài chính vẫn chưa có sản phẩm hoàn chỉnh thì tổ chức, cá nhân chưa phải nộp định mức thực tế khi nộp báo cáo quyết toán (Ví dụ: gia công, sản xuất xuất khẩu tàu biển có thời gian dự kiến hoàn thành trong 3 năm thì đến năm tài chính thứ 3 mới phải nộp định mức thực tế).
Trường hợp Công ty đã sản xuất và xuất khẩu sản phẩm nhưng chưa kết thúc sản xuất mã sản phẩm này (chưa sản xuất đủ lượng của mã sản phẩm theo đơn hàng) thì khi kết thúc năm tài chính Công ty phải xác định định mức thực tế trong năm tài chính đó của mã sản phẩm này để cung cấp cho cơ quan Hải quan khi báo cáo quyết toán.
Lưu Thị Hằng (Hà Nội):
Phí D/O phải khai báo để tính thuế trên tờ khai theo như CV 1237/TCHQ-TXNK ngày 8/3/2018 được hiểu là phí chứng từ (document free) hay phí lấy lệnh (Delivery order)?
Phó Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu Nguyễn Ngọc Hưng:
Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 13, Thông tư 39/2015/TT-BTC về các điều kiện điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan hàng nhập khẩu. Căn cứ quy định Tại Điểm g, Khoản 2, Điều 13 Thông tư 39/2015/TT-BTC thì chi phí vận tải và các chi phí có liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu nhập đầu tiên là khoản phải cộng vào trị giá hàng nhập khẩu, không bao gồm chi phí bốc, dỡ, xếp hàng từ phương tiện vận tải đến cửa khẩu nhập đầu tiên.
Căn cứ vào quy định nêu trên các chi phí vận tải và các chi phí có liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa trả cho các hoạt động phát sinh sau khi hàng hóa nhập khẩu đến cửa khẩu nhập đầu tiên hoặc các chi phí phát sinh đến cửa khẩu nhập đầu tiên nhưng không đáp ứng điều kiện điều chỉnh cộng thì không cộng vào trị giá hải quan hàng nhập khẩu.
Huỳnh Ngọc Anh Khoa (Đà Nẵng):
1. Điều 20 quy định về khai bổ sung hồ sơ hàng hóa xuất nhập khẩu. Tuy nhiên trường hợp DN đã thông quan giải phóng hàng, kiểm đếm chi tiết thì mới phát hiện thiếu/ thừa so với khia báo thì thủ tục KBS sẽ như thế nào. Trường hợp DN tự kiểm tra phát hiện, không có DN kinh doanh dịch vụ giám định do chi phí quá cao so với giá thành mua NPL thì sẽ làm thủ tục như thế nào. 2. Điều 62, trường hợp DN là Tổng công ty CP, có nhiều công ty CP là công ty con của DN, như vậy trường hợp DN giao cho các công ty CP là công ty con của Dn thì có làm thủ tục đăng ký cơ sở sản xuất của các công ty CP con khai không. Hàng nhập khâu theo loại hình nhập để sản xuất hàng sản xuất xuất khẩu DN có phải nộp thuế phần nguyên liệu, vật tư giao đi gia công lại hay không. 3. Điều 64, đối với phế thải, phế liệu, phế phẩm dư thừa trong sản xuất ( kể cả % hao hụt) DN xuất bán tại thị trường VN thì thủ tục về Thuế ( nhập khẩu và GTGT) đối với phần này như thế nào ( đối với cả GC và SXXK). 4. Điều 18 quy định phải khai mã quản lý vật tư, nguyên liệu, mã sản phẩm xuất khẩu phù hợp với thực tế quản trị sản xuất của DN. Như vậy áp dụng từ thời điểm thông tu có hiệu lực, đối với các trường hợp thực hiện trước thời điểm thông tu có hiệu lực thì quản lý như thế nào. 5. Điều 60 quy định báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu hàng hóa xuất khẩu thi đối với loại hình nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu DN nộp báo cáo quyết toán theo lượng nhập khẩu hay theo trị giá nhập khẩu.
Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn:
Việc xử phạt VPHC trong việc khai sửa đổi bổ sung tờ khai theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC thực hiện theo quy định tại Nghị định số 127/2013/NĐ-CP sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 45/2016/NĐ-CP.
Theo đó các trường hợp khai bổ sung có hành vi vi phạm được quy định cụ thể tại các văn bản nêu trên mới bị xử lý theo quy định. Đề nghị doanh nghiệp nghiên cứu để thực hiện.
Cụ thể, chỉ những hành vi liên quan đến khai sai quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 13 Nghị định 45/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 127/2013/NĐ-CP thì mới bị xử phạt, chi tiết như sau:
“Điều 7. Vi phạm quy định về khai hải quan
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, xuất xứ hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Hàng hóa từ nước ngoài vào khu phi thuế quan hoặc từ khu phi thuế quan ra nước ngoài;
b) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, hàng hóa từ nước ngoài vào cảng trung chuyển hoặc từ cảng trung chuyển ra nước ngoài;
c) Hàng hóa sử dụng, tiêu hủy trong khu phi thuế quan.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, xuất xứ, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, đối tượng không chịu thuế theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai báo hàng hóa nhập khẩu theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu nhưng không có cơ sở sản xuất hàng gia công, cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi khai khống về tên hàng, số lượng, trọng lượng, trị giá hàng hóa xuất khẩu; trừ hàng hóa xuất khẩu là sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất xuất khẩu, sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất, hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất.
6. Vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều này dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn, không thu hoặc gian lận, trốn thuế thì xử phạt theo Điều 8 hoặc Điều 13 Nghị định này.
“Điều 8. Vi phạm quy định về khai thuế
Người nộp thuế có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thì ngoài việc nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp theo quy định còn bị xử phạt như sau:
1. Phạt 10% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế cao hơn so với quy định của pháp luật về thuế đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Trường hợp người nộp thuế tự phát hiện và khai bổ sung hồ sơ khai thuế quá 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày thông quan hàng hóa nhưng trước khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra;
b) Không khai hoặc khai sai về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhưng người nộp thuế đã tự phát hiện và khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau thời điểm cơ quan hải quan kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan và trước thời điểm thông quan hàng hóa.
2. Phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, không thu thuế, được hoàn cao hơn so với quy định của pháp luật về thuế đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không khai hoặc khai sai về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà cơ quan hải quan phát hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan hoặc trường hợp cơ quan hải quan phát hiện khi thanh tra, kiểm tra sau thông quan nhưng cá nhân, tổ chức vi phạm đã tự nguyện nộp đủ số tiền thuế phải nộp theo quy định trước thời điểm lập biên bản vi phạm;
b) Khai sai về đối tượng không chịu thuế; đối tượng miễn thuế;
c) Sử dụng hàng hóa trong hạn ngạch thuế quan không đúng quy định;
d) Lập và khai không đúng các nội dung trong hồ sơ miễn thuế, hồ sơ xét miễn, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, hồ sơ xử lý tiền thuế, tiền phạt nộp thừa;
đ) Vi phạm quy định về quản lý nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất dẫn đến hàng hóa thực tế tồn kho thiếu so với chứng từ kế toán, sổ kế toán, hồ sơ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không thuộc trường hợp quy định tại các Điểm d, đ, e và Điểm g Khoản 1 Điều 13 Nghị định này;
e) Vi phạm quy định quản lý hàng hóa trong kho bảo thuế dẫn đến hàng hóa thực tế tồn kho thiếu so với chứng từ, sổ sách kế toán mà không thuộc trường hợp quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 13 Nghị định này;
g) Các hành vi không khai hoặc khai sai khác làm thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu.
3. Vi phạm quy định tại Điều này mà có hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì xử phạt theo Điều 13 Nghị định này.
4. Quy định tại Điều này không áp dụng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại Điều 14 Nghị định này”.
“Điều 13. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế
1. Các hành vi trốn thuế, gian lận thuế trong lĩnh vực hải quan gồm:
a) Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp, không đúng với thực tế giao dịch để kê khai thuế; tự ý tẩy xóa, sửa chữa chứng từ dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn;
b) Khai sai mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế đối với những mặt hàng đã được cơ quan hải quan hướng dẫn mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế;
c) Không khai hoặc khai sai về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà cơ quan hải quan phát hiện khi thanh tra, kiểm tra sau thông quan nhưng cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện nộp đủ số tiền thuế phải nộp theo quy định trước thời điểm lập biên bản vi phạm;
d) Làm thủ tục xuất khẩu nhưng không xuất khẩu sản phẩm gia công; sản phẩm sản xuất xuất khẩu; sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất;
đ) Khai nhiều hơn so với thực tế hàng hóa xuất khẩu về chủng loại, số lượng, khối lượng sản phẩm gia công; sản phẩm sản xuất xuất khẩu; sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất, hàng tái xuất có số thuế gian lận từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm;
e) Xuất khẩu sản phẩm theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu hoặc xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất mà sản phẩm xuất khẩu không được sản xuất từ nguyên liệu đã nhập khẩu; nhập khẩu sản phẩm theo loại hình gia công từ nước ngoài mà sản phẩm nhập khẩu không được sản xuất từ nguyên liệu đã xuất khẩu;
g) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan hải quan theo quy định;
h) Không khai hoặc khai sai tên hàng, mã số hàng hóa, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, thuế suất, mức thuế, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào nội địa;
i) Không ghi chép trong sổ sách kế toán các Khoản thu, chi liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
k) Bán hàng miễn thuế không đúng đối tượng quy định;
l) Các hành vi cố ý không khai hoặc khai sai khác về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, thuế suất, mức thuế, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để trốn thuế, gian lận thuế.
2. Người nộp thuế có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định, còn bị phạt tiền như sau:
Phạt 01 lần số tiền thuế trốn, gian lận trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng.
Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì đối với tổ chức mỗi tình tiết tăng nặng mức phạt tăng lên 0,2 lần nhưng không vượt quá 03 lần số tiền thuế trốn, gian lận; đối với cá nhân mỗi tình tiết tăng nặng mức phạt tăng lên 0,1 lần nhưng không quá 1,5 lần số tiền thuế trốn, gian lận.
3. Quy định tại Điều này không áp dụng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại Điều 14 Nghị định này”.
Điều 7:
1. Thông tư 39/2018/TT-BTC được ký ban hành ngày 20/4/2018 dưới dạng bản giấy. Khi phát hành và lưu hành Thông tư 39/2018/TT-BTC phải thực hiện theo các quy định về phát hành văn bản quy phạm pháp luật. Do đó, có thể bản điện tử được phổ biến muộn hơn dưới dạng giấy.
2. Dự thảo Thông tư đã được lấy ý kiến rộng rãi cộng đồng doanh nghiệp và các chuyên gia trong thời gian dài thông qua nhiều hình thức như: thông qua website của BTC, website của TCHQ; thông qua lấy ý kiến trực tiếp tại Hội thảo và thông qua lấy ý kiến của các đại diện Hiệp hội doanh nghiệp. Như vậy, việc lấy ý kiến được thông báo đến tất cả doanh nghiệp. Tuy nhiên do giới hạn về nơi tổ chức hội thảo lấy ý kiến trực tiếp nên số lượng doanh nghiệp được mời bị giới hạn. Những doanh nghiệp không được mời vẫn có thể tham gia ý kiến bằng văn bản hoặc thông quan website của BTC hoặc TCHQ.
Thời gian vừa qua, TCHQ tổ chức tập huấn Nghị định 59/2018/NĐ-CP trong đó có giới thiệu một số nội dung mới của các Thông tư hướng dẫn. Về cơ bản các nội dung được phổ biến phù hợp và được quy định mang tính cải cách, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hơn những bản dự thảo đã gửi đi lấy ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp như: không phải nộp định mức kỹ thuật, vẫn thực hiện trả kết quả phân luồng ngay khi đăng ký tờ khai…
3. Việc xử phạt VPHC trong việc khai sửa đổi bổ sung tờ khai theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC thực hiện theo quy định tại Nghị định số 127/2013/NĐ-CP sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 45/2016/NĐ-CP.
Theo đó các trường hợp khai bổ sung có hành vi vi phạm được quy định cụ thể tại các văn bản nêu trên mới bị xử lý theo quy định.
4. TCHQ đang khẩn trương phối hợp với các công ty cung cấp phần mềm trong đó có Công ty Thái Sơn để hoàn thiện các chức năng của Hệ thống khai hải quan đảm bảo các yêu cầu của Thông tư 39/2018/TT-BTC.
5. Đối với trường hợp mua bán có hai lại hóa đơn thì thực hiện khai báo tại hai chỉ tiêu như hướng dẫn (1.41 số hóa đơn, 1.68 phần ghi chú). Trường hợp không có hóa đơn thương mại thì khai số hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng tại chỉ tiêu 1.41 số hóa đơn, không phải khai số/ngày hóa đơn tại chỉ tiêu 1.68 phần ghi chú.
Phần 6: Căn cứ quy định tại Khoản 2 Nghị định 134/2016/NĐ-CP về đối tượng chịu thuế XK gồm hàng hóa XK từ thị trường trong nước vào DN chế xuất, Khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Thuế XK, thuế NK.
Do đó, tại khoản 2 Điều 74 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 50 Thông tư 39/2018/NĐ-CP quy định đối với hàng hóa có thuế suất thuế XK phải thực hiện thủ tục hải quan để kê khai tính thuế. Trừ trường hợp hàng hóa này được sử dụng làm nguyên liệu, vật tư tiêu hao trong quá trình sản xuất của DN chế xuất (ví dụ như than đá sử dụng trong đốt lò phục vụ sản xuất của DN chế xuất) (DN nội địa mở tờ khai XK để kê khai tính thuế XK, DN chế xuất mở tờ khai NK)
7. Chứng từ giao nhận hàng hóa, hợp đồng GC do 2 bên ký kết và 2 bên có trách nhiệm lưu giữ như nhau
ngocquang (thừa thiên huế):
Kính chào Anh/chị.
Đề nghị anh/chị giải thích thêm về thế nào là hàng rời, hàng xá. Công ty em đăng ký tờ khai tại Thừa Thiên Huế nhưng vận chuyển hàng hóa trên xe tải để vào đóng cont tại Đà Nẵng để xuất, như vậy có được xem là hàng rời hay không. Nội dung này có liên quan đến việc quy định kiểm hóa hộ tại Thông tư 39/2018. Xin cám ơn!
Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn: 
Cơ quan Hải quan căn cứ vào phương thức vận chuyển quốc tế của hàng hóa XK, NK để thực hiện các quy định. Theo đó, hàng rời, hàng xá là hàng hóa được để dưới dạng rời, xá khi xếp lên phương tiện vận chuyển quốc tế.
Trường hợp của Công ty chỉ có chặng vận chuyển nội địa là dưới dạng hàng rời, hàng xá nên không được coi là hàng rời, hàng xá.
Phạm Duy Nghĩa (Hải Phòng):
Nếu DN gia công xuất khẩu SP theo chỉ định của đối tác ra nước ngoài thì tên người xuất khẩu và người NK thể hiện như thế nào. Vì Tại mục 2.12 (Tên người xuất khẩu) trong PL2, có ghi nhập tên của người xuất khẩu như sau : Trường hợp hàng hóa gia công: Nhập tên bên đặt gia công/tên của người được chỉ định nhận hàng; Trong khi mục 2.19 (Tên của người nhập khẩu) thì lại được viết Nhập tên người nhập khẩu (người mua) theo hợp đồng mua bán hàng hóa xuất khẩu (kể cả trường hợp mua bán qua bên thứ ba) Như vậy tên của công ty gia công Việt Nam thể hiện ở đâu?
Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn: 
Theo hướng dẫn tại Phụ lục II Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Phụ lục I Thông tư 39/2018/TT-BTC thì chỉ tiêu 2.12 tên người XK, NK, theo đó khi XK hàng hóa gia công thì người XK là người nhận gia công (tên công ty gia công Việt Nam).
Chỉ tiêu 2.19 tên người NK nhập tên người NK, lưu ý trường hợp đặt gia công nhập tên bên đặt gia công/ tên người được chỉ định nhận hàng. Theo đó, trường hợp bên đặt gia công chỉ định giao hàng cho bên thứ ba thì bên người NK là tên bên đặt gia công/tên người được chỉ định.
Ví dụ: công ty ABC là bên nhận gia công tại Việt Nam
                Công ty  XYZ là bên đặt gia công tại Singapore
                Công ty 123 ở Hàn Quốc là người mua sản phẩm của Công ty XYZ.
Khi đó, sẽ khai báo trên tờ khai XK như sau:
-          Chỉ tiêu 2.12 tên người XK khai: Công ty ABC
-          Chỉ tiêu 2.19 tên người NK khai: Công ty XYZ/Công ty 123.
APPARELTECH VINH LOC (ThaNH):
Theo hướng dẫn tại Phụ lục I Thông tư 39 thay thế Phụ lục II Thông tư 38 có hướng dẫn như sau: Mục 2.12 : tên ngưới xuất khẩu Trường hợp hàng hóa gia công: Nhập tên bên đặt gia công/tên của người đượcchỉ định nhận hàng; Phần này doanh nghiệp đang không hiểu rõ mong anh/ chi tư vấn giúp. ví dụ cụ thể: Bên A ( bên nhận gia công): Appareltech Vĩnh Lộc Bên B ( bên đặt gia công): Appareltech Korea Người được chỉ định nhận hàng: Columbia USA nếu theo hướng dẫn ở trên thì tên người xuất khẩu thể hiện trên tờ khai xuát khẩu là : Appareltech Korea/Columbia USA Doanh nghiệp chúng tôi hiểu như vậy là đúng hay sai? theo ý kiên của doanh nghiệp chúng tôi thì phần này phải chuyển xuống mục 2.19 tên người nhập khẩu thì đúng hơn.

Kính mong anh/chị sớm làm rõ vấn đề này giúp doanh nghiệp. Doanh nghiệp xin chân thành cảm ơn.
Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn:
Theo hướng dẫn tại chỉ tiêu 2.12 tên người XK nhập tên người XK, theo đó, với ví dụ của công ty thì chỉ tiêu 2.12 khai tên bên A (bên nhận gia công).
Chỉ tiêu 2.19 nhập tên người NK, lưu ý trường hợp hàng hóa gia công nhập tên bên đặt gia công/tên người được chỉ định nhận hàng. Theo đó, với ví dụ của công ty thì chỉ tiêu 2.19 khai Appareltech Vĩnh Lộc, bên B khai Appareltech Korea.
Như vậy, chỉ tiêu 2.19 người NK đã được hướng dẫn cụ thể tại mẫu số 2 tại Phụ lục II Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Phụ lục I Thông tư 39/2018/TT-BTC. Do đó, đề nghị công ty khai thác bản Thông tư 39/2018/TT-BTC chính thức được đăng tải trên website của Tổng cục Hải quan tại địa chỉ www.customs.gov.vn
ĐẶNG THỊ ĐIÊP (Công ty TNHH Prex Vinh) (Nghệ An):
Xin gửi lời chào tới tổ giải đáp vướng mắc Thông tư 39. Công ty chúng tôi là công ty gia công về may mặc. Chúng tôi xin hỏi một số vấn đề như sau. Câu hỏi 1: Trong thông tư 39 sửa đổi của Thông tư 38 có điều 20 về việc xử phạt trong trường hợp khai bổ sung sau khi phân luồng. Theo ý kiến doanh nghiệp vấn đề xử phạt này có thể áp dụng cho các loại hình khác nhưng đối với loại hình gia công và sản xuất xuất khảu thì vấn đề khai sai sửa đổi không ảnh hưởng đến vấn đề về số thuế và ảnh hưởng đến việc gian lận trong khai báo nên đề nghị tổ giái đáp xem xét lại vấn đề này. Như trường hợp công ty chúng tôi có đính kèm khai báo kiểm dịch, sau khi tham khảo ý kiến phía chi cục hải quan thì được hướng dẫn chọn văn bản trong phần giáy phép là: EN: 45/2005/QĐ-BNNPTNT, Giấy thông báo kết quả kiểm dịch hoặc giấy miễn kiểm dịch theo Thông tư 01/2012/TT-BTC ngày 03/01/2012; Giấy thông báo kết quả kiểm tra VSATTP đối với hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu theo Thông tư 25/2010/TT-BNNPNT ngày 08/4/2010; Nhưng sau khi truyền tờ khai thì cán bộ khác của chị cục lại cho ý kiến là chúng tôi phải chọn phần văn bản là: FT: Chỉ thông quan khi có kết quả kiểm tra hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra theo quyết định: Quyết định 45/2005/QĐ-BNN, 47/2005/QĐ-BNN, 86/2005/QĐ-BNN, 15/2006/QĐ-BNN, 49/2006/QĐ-BNN, 70/2006/QĐ-BNN, 126/2008/QĐ-BNN; Thông tư số 11/2009/TT-BNN ;Thông tư số 57/2011/TT-BNNPTNT Và yêu cầu doanh nghiệp khai sửa đổi bổ sung đồng thời phạt doanh nghiệp về việc vi phạm hanh chính trong khai báo. Và có nhiều trường hợp cán bộ hải quan trước hướng dẫn về việc khai báo tên hoặc HS code khác với cán bộ hải quan sau và những việc khai báo này không ảnh hưởng đến việc tính thuế hoặc gian lân thương mại chỉ trong trường hợp khác về quan điểm của cán bộ hải quan nhưng doanh nghiệp phải chịu phạt. Vậy xin kính đề nghị tổ giải đáp xem xét và thay đổi về phần khai sửa đổi bổ sung sau phân luồng này.
Công ty xin chân thành cảm ơn!
Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn:

Câu này đã được trả lời, đề nghị bạn đọc theo dõi nội dụng buổi giải đáp trực tuyến.
Lê Thị Hậu (Tp. Hồ Chí Minh):
Doanh nghiệp chúng tôi có một lô hàng nhập khẩu theo loại hình phi mậu dịch, hiện đang làm thủ tục hải quan nhập khẩu tại Chi cục hải quan chuyển phát nhanh ở TP.HCM. Lô hàng của doanh nghiệp gồm 10 hộp điện thoại thông minh (iPhone 8), hàng mới 100% chưa qua sử dụng. Theo hướng dẫn của cán bộ HQCPN, theo Điểm 7 Điều 72 của Nghị định số 69/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của luật quản lý ngoại thương, lô hàng vẫn phải tiến hành thủ tục xin giấy phép nhập khẩu từ Bộ Thông tin và Truyền thông. 7. Các văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ hướng dẫn thi hành Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ được tiếp tục thực hiện đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2018. Tuy nhiên, Nghị định số 69/2018/NĐ-CP nói trên đã thực hiện bãi bỏ Nghị định187/2013/NĐ-CP. Đồng thời, mặt hàng của doanh nghiêp không thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép được quy định tại Mục V Phụ lục III Nghị định số 69/2018/NĐ-CP. Ngoài ra, thông tư số 18/2014/TT-BTTTT Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ đối với việc cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện cũng đã hết hiệu lực toàn bộ văn bản theo Quyết định số 823/QĐ-BTTTT ngày 31/05/2018. Theo những lẽ trên, có thể nói rằng vướng mắc về giấy phép nhập khẩu đối với mặt hàng có chức năng phát, thu phát sóng vô tuyến điện đã được gỡ bỏ. Nhưng không hiểu tại sao Chi cục hải quan chuyển phát nhanh vẫn yêu cầu Giấy phép nhập khẩu? Mong cơ quan xem xét và giải quyết để doanh nghiệp chúng tôi có thể nhanh chóng được thông quan cho lô hàng.
Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn:

Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định 823/QĐ-BTTTT ngày 31/5/2018 bãi bỏ Thông tư số 18/2014/TT-BTTTT, theo đó mặt hàng điện thoại Iphone không thuộc danh mục phải có giấy phép nhập khẩu. Căn cứ Thông tư 30/2011/TT-BTTTT thì mặt hàng này thuộc diện phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.

Tuy nhiên, nguyên tắc chứng nhận và công bố hợp quy được thực hiện trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

Do vậy, doanh nghiệp chỉ cần thực hiện các quy định về hồ sơ hải quan để thông quan hàng hóa.
Công ty TNHH TMXNK Trái Cây Việt Nam (Ho Chi Minh):
Công ty chúng tôi là công ty chuyên xuất khẩu trái cây tươi đi châu Âu, do đó lúc nào chúng tôi phải xuất trình giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành đó là giấy chứng nhận kiểm dịch thực vậy đủ điều kiện đẻ xuất khẩu.

Tuy nhiên để gởi hồ sơ điện tử cho chứng từ "giấy chứng nhận chuyên ngành" theo quy đinh tại khoản 6 và điểm a khoản 7 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC thì người khai hải quan phải khai đầy đủ các thông tin... thì doanh nghiệp chúng tôi gặp khó khăn là do giấy chứng nhận chỉ cấp khi chúng tôi đã có hàng tập kếttại địa điểm xuất (đa số các cơ quan chức năng kiểm dịch đều có văn phòng tại cảng địa điểm làm thủ tục hải quan), rùi sau đó chạy về công ty khai báo, mà hàng xuất sân bay là đặc thù hàng tươi sống, kịp chuyến bay... như vậy "Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành" chúng tôi có được mở tờ khai trước và xuất trình giấy chứng nhận giấy cho cơ quan hải quan để thông quan không?
Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Thông tư 38 thì khi đăng ký tờ khai người khai không bắt buộc phải nộp Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành.

Khi nhận được Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành người khai hải quan có thể thực hiện khai bổ sung thông tin Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành trên thủ tục hải quan và nộp Giấy chứng nhận cho cơ quan Hải quan nếu thông tin Giấy chứng nhận chưa có trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Đào Thị Thanh Tuyên (An Giang):
Trường hợp người khai hải quan phát hiện sai sót trong việc khai hải quan sau thời điểm cơ quan hải quan thông báo kết quả phân luồng nhưng trước khi thông quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Đề xuất của doanh nghiệp: nếu khai bổ sung không ảnh hưởng đến số tiền thuế thì không bị xử phạt được không? Xin cảm ơn!
Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn:
Hệ thống khai hải quan và Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan đã được nâng cấp để tiếp nhận hồ sơ hải quan điện tử theo quy định.
Tổng cục Hải quan đã có công văn 939/CNTT-PTVD ngày 7/6/218 thông báo đến tất cả các cục hải quan tỉnh, thành phố. Tổng cục Hải quan ghi nhận phản ánh của công ty để hướng dẫn các cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện thống nhất.
TRƯƠNG QUỐC BỬU (TP HCM):
Theo TT 39 mới thì việc khai tờ khai HQ đồng thời song song với việc nộp hồ sơ (đã ký điện tử) trực tiếp qua hệ thống Vnaccs, nhưng hiện tại chưa hướng dẫn cụ thể cách đính kèm hồ sơ như thế nào? Hiện tại một số chi cục HQ tại TP. HCM khi được hỏi về việc nộp hồ sơ trực tuyến thì trả lời là hiện tại hệ thống vẫn chưa nâng cấp nên chưa áp dụng được việc này? Xin vui lòng cho biết chính xác khi nào mới cho triển khai?
Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn:
Hệ thống khai hải quan và Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan đã được nâng cấp để tiếp nhận hồ sơ hải quan điện tử theo quy định.
Tổng cục Hải quan đã có công văn 939/CNTT-PTVD ngày 7/6/218 thông báo đến tất cả các cục hải quan tỉnh, thành phố. Tổng cục Hải quan ghi nhận phản ánh của công ty để hướng dẫn các cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện thống nhất.
Vũ Thị Phượng (Hà Nội):
Xin cho hỏi: Theo quy định tại Thông tư 39, đơn vị tính của NVL, của thành phẩm khai báo với cơ quan hải quan. phải phù hợp với thực tế quản trị, sản xuất của người khai hải quan trên tờ khai hải quan. Trường hợp trong thương mại mua bán NL, VT và Thành phẩm có ĐVT khác với thực tế sản xuất thì phải làm thế nào?
Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn:

Theo hướng dẫn tại Phụ lục II (được sửa đổi, bổ sung tại Phụ lục I Thông tư 39) thì chỉ tiêu 1.83 Số lượng 1: ô số 2 nhập mã đơn vị tính theo danh mục hàng hóa XK hoặc theo thực tế giao dịch (tham khảo bảng mã đơn vị tính trên Cổng thông tin điện tử Tổng cục Hải quan) chỉ tiêu 1.84 Số lượng 2: Ô số 2 nhập mã đơn vị tính theo danh mục hàng hóa XK.

Như vậy khi khai báo đơn vị tính nguyên liệu, vật tư, thành phẩm trên tờ khai hải quan công ty căn cứ thỏa thuận mua, bán tại các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan để khai đơn vị tính tại chỉ tiêu số lượng 1.

Trường hợp đơn vị tính đã khai báo với cơ quan Hải quan khác với đơn vị tính trong quản trị sản xuất đề nghị công ty lưu giữ bảng quy đổi đơn vị tính tương đương và xuất trình khi cơ quan Hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình.

Nguồn:
http://www.baohaiquan.vn/Pages/Dang-giai-dap-truc-tuyen-ve-Nghi-dinh-59-va-Thong-tu-39.aspx
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo thông tin:
Mr.Bob - 090 595 2099
Email: logistics@vietcert.org

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét