Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

KIỂM TRA NHÀ NƯỚC PHÂN BÓN-0903.512.959

Ngày 20/9/2017 Chính phủ ban hành Nghị định 108/2017/NĐ/CP về quản lý phân bón, Nghị định có hiệu lực kể từ ngày ký. Thông tư ban hành và vẫn có một số thắc mắc cho các đơn vị sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh phân bón hiện nay trên thị trường.
Bài Blog này sẽ giải đáp các thắc mắc về phân bón nhập khẩu hiện nay kể từ ngày 20/9/2017

1. Doanh nghiệp nhập khẩu cần phải làm gì để đưa sản phẩm ra thị trường?
Trả lời: Để đưa hàng hóa ra thị trường cần qua 2 bước:
Bước 1: Kiểm tra nhà nước lô hàng - là căn cứ để thông quan hàng hóa
Bước 2: Hợp quy lô hàng hóa - là căn cứ để hàng hóa ra thị trường.
=> Ngày 2/10/2017 Cục BVTV đã chỉ định Viện DeMing là đơn vị kiểm tra nhà nước về phân bón hiện nay trên thị trường. Viện DeMing là đơn vị được ủy quyền kiểm định phân bón sớm nhất hiện nay.
Trung tâm VietCert sẽ chứng nhận hợp quy cho các lô hàng đã được kiểm tra nhà nước. Do chuyển tiếp các văn bản pháp quy nên Trung tâm VietCert vẫn được phép hợp quy cho các lô hàng trong và ngoài nước hiện nay.

2. Các loại phân nào sẽ kiểm tra nhà nước và hợp quy theo Nghị định 108 hiện nay?
=> đây là câu hỏi băn khoan cho các đơn vị hiện nay, công thức phân bón nào sẽ được kiểm tra nhà nước theo Nghị định 108. có 2 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Phân bón vô cơ


a.   Phân vô cơ đã có nhập 1 lô hàng trước ngày 20/9/2017 thì căn cứ trên giấy tiếp nhận công bố hợp quy để tiếp nhận cho lô hàng đó. Công thức sẽ được căn cứ vào phụ lục của Thông tư 29 để căn cứ kiểm tra nhà nước và làm hợp quy. Tuy nhiên, chỉ được áp dụng 12 tháng kể từ ngày 20/9/2017.


b. Phân vô cơ nhập về lần đầu tiên: sẽ căn cứ vào chỉ tiêu. hàm lượng, quy ước tên gọi theo Nghị định 108 về quản lý phân bón hiện nay.
Ví dụ: côn ty A nhập khẩu phân bón NPK có hàm lượng 17-1-1: đơn vị A đã nhập 1 lô hàng vào ngày 10/8/2017 và công bố hợp quy xong. Thì sản phẩm NPK 17-1-1 vẫn được kiểm tra nhà nước và hợp quy hiện nay và chỉ được duy trì 12 tháng.
Nhưng củng sản phẩm NPK 17-1-1 nhưng công ty A nhập về lần đầu thì sản phẩm này không đảm bảo hàm lượng yêu cầu của Nghị định 108 hiện nay. Vì yêu cầu hàm lượng P và K phải trên 3% mỗi loại. Không đủ hàm lượng để kiểm tra nhà nước.


c.         
Trường hợp 2: Phân bón hữu cơ và phân bón khác
a. Hàng đã từng nhập, đã có danh mục, đã được khảo nghiệm trước ngày 20/9/2017 thì sẽ căn cứ hàm lượng dựa vào Thông tư 41, để căn cứ làm hợp quy và kiểm tra nhà nước
b. Hàng là lần đầu tiên nhập về: không đủ yếu tố để kiểm tra nhà nước và hợp quy mà phải trải qua các bước sau:
Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu phân bón để dùng phân bón đó khảo nghiệm
Bước 2: Khảo nghiệm phân bón tại tổ chức được Cục BVTV chỉ định
Bước 3: Xin vào danh mục lưu hành tại Việt Nam
Bước 4: Đăng ký kiểm tra nhà nước
Bước 5: Làm hợp quy để được hàng hóa ra thị trường.

3. Phân bón nào không cần kiểm tra nhà nước?
- Hiện tại căn cứ của Hải quan để thông quan lô hàng là kiểm tra nhà nước phân bón hoặc giấy phép nhập khẩu phân bón. Vậy phân bón nào phải xin giấy phép nhập khẩu phân bón
a. Phân bón để khảo nghiệm
b. Phân bón chuyên dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí
c. Phân bón chuyên dùng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phục vụ sản xuất phạm vi của doanh nghiệp, sử dụng các dự án nước ngoài tại Việt Nam.
d. Phân bón lam quà tặng, hàng mẫu
đ. Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm
e. Phân nhập khẩu để sản xuất phân bón xuất khẩu
g. Phân phục vụ nghiên cứu khoa học
h. Phân bón làm nguyên liệu để sản xuất phân bón
Ngoài trừ các phân bón này ra, căn cứ để thông quan hàng hóa là kiểm tra nhà nước về phân bón.

Với 3 câu hỏi này, sẽ giải thích cho các bạn, quý doanh nghiệp sẽ hiểu được quy trình nhập khẩu phân bón hiện tại kể từ ngày 20/9/2017. 
Vậy các bạn vui lòng liên hệ để được tư vấn:
Ms. Như Ngọc - 0903 512 959
Mail: nhungoc.vietcert@gmail.com
skyper: nhungoc.vietcert
Các bạn được tư vấn 24/24h. 

Trân trọng!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét